fbpx

Bài nghiên cứu chuyên sâu về CTCP Thế giới Di Động (MWG- Bản cut)

Có thể nói Việt Nam là 1 quốc gia đang phát triển nhanh nhờ độ mở của nền kinh tế lớn, cơ cấu dân số trẻ và môi trường đầu tư, chính sách đang tiến triển theo hướng thu hút các nguồn lực bên ngoài vào, đẩy mạnh nền kinh tế tư nhân, tháo gỡ những nút thắt về chính sách, cơ chế để hướng tới một nền kinh tế mang tính thị trường…Với thực tế là 1 quốc gia đi sau những nước phát triển rất nhiều năm với định hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước còn vướng rất nhiều rào cản về mặt trình độ nhân sự tay nghề cao, công nghệ và vốn…nên những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt chưa rõ nét hoặc rất ít doanh nghiệp có thể vươn ra mạnh mẽ trên thị trường thế giới để cạnh tranh “sòng phẳng” với các tập đoàn khổng lồ. Tuy nhiên, ngược lại các doanh nghiệp Việt lại có thế mạnh hơn trong việc hiểu và nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng thực hiện các chiến lược nội địa hóa tốt hơn trong khi các tập đoàn khổng lồ lại rất mất thời gian cho việc này. Vì vậy, các DN đa phần tập trung vào mảng thương mại tức “mua đi bán lại” mà không tham gia vào quá sâu ở giai đoạn đầu của chuỗi giá trị. Hoạt động bán lẻ tại Việt Nam vì vậy có tính cạnh tranh rất cao nhưng thị trường lớn với sức tiêu dùng khổng lồ hơn 96 triệu dân, thu nhập đang tăng lên cùng tỷ lệ đô thị hóa, việc tiếp thu và phổ cập những công nghê tiên tiến trên thế giới…Thị trường bán lẻ Việt Nam có thể được xếp vào dạng thị trường đang phát triển với đặc điểm cung –cầu không rõ ràng, khó thống kê, dự đoán và thị trường rất phân mảnh trên nhiều mặt hàng như trang sức, đồng hồ, hàng tiêu dùng, dịch vụ bán lẻ khác…Cơ hội vẫn còn trải đều cho các doanh nghiệp có định hướng đúng, vận hành và thích nghi tốt với sự thay đổi của thị trường trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Từ lý thuyết tới thực tiễn và ngược lại
 

Đầu tiên, chúng tôi xin nêu 1 nguyên lý phổ biến là sẽ không có ngành nghề, sản phẩm nào hấp dẫn mà lại không có sự cạnh tranh trừ những doanh nghiệp được hưởng 1 cơ chế độc quyền hay bí kíp kinh doanh lớn nào đó. Bán lẻ không phải là 1 ngành ngoại lệ, điểm hấp dẫn của ngành nghề này là rất dễ để tiếp cận vì bất kỳ thành phần nào trong xã hội cũng sẽ phải tiêu dùng các loại hàng hóa, ngành bán lẻ cho dòng tiền đều đặn vì ít hoặc không có công nợ phải thu, dễ dàng kiểm kiểm soát từ xa bằng những hệ thống công nghệ đơn giản, dễ nhân rộng ở quy mô nhỏ, đặc biệt là trên thế giới lại có rất nhiều tỷ phú giàu nhất trong ngành này như Sam Walton(tập đoàn Walmart) , Jackma (tập đoàn Alibaba) Jeff Bezos (tập đoàn  Amazon), Ortega (ông chủ chuỗi Zara) và tại Việt Nam –Chủ tịch Nguyễn Đức Tài của MWG cũng là người nắm giữ trực tiếp và gián tiếp số lượng lớn cổ phần của công ty. Với thị trường có dân số trẻ, lực lượng lao động cũng chính là lực lượng tiêu dùng lớn thì đây chính là mảnh đất màu mỡ còn có thể khai thác được nhiều, điều này cũng giải thích tại sao sự cạnh tranh của riêng thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng khốc liệt hơn. Chúng tôi sẽ triển khai phần phân tích mô hình kinh doanh này dựa trên cách tiếp cận từ đơn giản nhất cho tới chuyên sâu. Tức là diễn giải vấn đề từ việc làm sao 1 cửa hàng bán lẻ có thể hoạt động hiệu quả cho tới các vấn đề phức tạp hơn nhìn trên 1 chuỗi cửa hàng lớn trong chuỗi giá trị của MWG.

Dưới đây là bảng tóm tắt các tiêu chí mà 1 cửa hàng bán lẻ phải có để vận hành 1 cách hiệu quả, đối với những bạn đọc muốn thử sức trong lĩnh vực này đều phải đặt những câu hỏi quan trọng như :bán sản phẩm gì, nhập từ đâu, bán cho đối tượng khách hàng nào, chọn kênh bán hàng nào, mở cửa hàng ở đâu, thiết kế, chiến lược bán hàng & marketing sao cho tối ưu, huy động nguồn vốn từ ai….


Trên đây là những tóm tắt ngắn gọn về cách thức tiếp cận, tiêu chí cần xem xét tổng thể của 1 cửa hàng bán lẻ. Đây là những tiêu chuẩn về mặt định tính và trên thực tế những tiêu chí này sẽ phải liên tục cải thiện, thay đổi qua thời gian để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Ví dụ khi đề cập chi tiết hơn tới riêng nhân tố sản phẩm, mức độ ưu tiên của khách hàng sẽ là: mua được hàng (đa dạng và tiện lợi), giá tốt (so sánh với cửa hàng khác), chất lượng dịch vụ tốt (trải nghiệm mua sắm). Sản phẩm nằm trên kệ hàng, kệ hàng nằm trong cửa hàng, cửa hàng nằm trên hoặc gần vị trí khách hàng thường xuyên đi qua, chính vì phải “xuyên qua nhiều lớp suy nghĩ” của khách hàng “trong từng thời điểm khác nhau” để rút ngắn khoảng cách “trong tâm trí khách hàng” khiến cho quãng đường mua hàng cho tới kệ hàng là ngắn nhất, các nhà bán lẻ phải không ngừng “thông minh hơn từng ngày” để đáp ứng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng.
 

Như bạn đọc sẽ quan sát được những cửa hàng Thế giới di động, điện máy Xanh (ngày trước là thế giới điện máy) hay Bách hóa Xanh đã rất khác khi bắt đầu xây dựng những cửa hàng đầu tiên. Gần đây nhất chuỗi Bách hóa xanh được thử nghiệm với triết lý “tiết kiệm để làm giàu” đã phải thay đổi chiến lược từ vị trí mở, cấu trúc sản phẩm cho tới thiết kế cửa hàng theo mô hình “thịt tươi, cá lội”, tăng số lượng sản phẩm, hàng hóa, mở thêm những cửa hàng có diện tích 300m2. Hay chuỗi Điện máy xanh + TGDĐ đang thực hiện chuyển đổi, sắp xếp, trưng bày lại nhằm tối ưu diện tích trưng bày đã và đang cho những kết quả tốt hơn.

Để đọc bản full bài viết về MWG chuyên sâu nhất trên thị trường hiện tại với độ dài 280 trang A4, mời Quý bạn đọc tham khảo tại link sau: 

Đăng ký nhận thông tin mới nhất



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất: