fbpx

Nguyên tắc để thành công (by Ray Dalio)

Nguyên tắc thành công (by Ray Dalio)

Tiếng gọi phiêu lưu

Trước khi bắt đầu tôi cân làm rõ sự thật là tôi không biết nhiều so với những gì tôi cần biết. Tất cả những thành công mà tôi đạt được ở ngoài đời liên quan nhiều đến việc tôi biết cách đối phó với sự không biết hơn là những thứ tôi biết. Nếu tôi nói với những người khác cách làm thế nào để thành công thì nghe kiểu tự phụ quá nhưng tôi vẫn sẽ nói bởi tôi tin những nguyên tắc biến tôi thành công cũng có thể giúp đỡ những người khác đạt được mục tiêu của họ.


Hiện tôi đang ở một giai đoạn của cuộc đời mà điều quan trọng là truyền lại những gì tôi đã học được về cách để thành công hơn là tìm kiếm sự thành công nhiều hơn cho bản thân mình. Bạn chọn hành động thế nào với những nguyên tắc này là tùy thuộc vào bạn. Bạn phải trở thành người suy nghĩ độc lập bởi vì chỉ bạn mới có thể xây dựng những nguyên tắc do chính mình dựa vào những giá trị của bản thân bạn. Chuyện này đã đưa tôi tới nguyên tắc đầu tiên và và cơ bản nhất đó là bạn cần phải nghĩ xem đối với bản thân thì điều gì là đúng.



Tôi đã phát hiện ra là mình cần bộ nguyên tắc từ rất sớm. Bộ nguyên tắc là phương pháp thông minh để xử lý mọi việc xảy ra lặp đi lặp lại trong những tình huống tương tự. Mọi thứ trên đời đều có bộ nguyên tắc từ trượt tuyết, cách làm cha mẹ, nấu ăn… Tôi sẽ chia sẻ bộ nguyên tắc sống quan trọng nhất của mình có ảnh hưởng tới cách chúng ta tiếp cận mọi thứ chúng ta làm.



Tôi không có ngay bộ nguyên tắc đâu. Tôi có được chúng nhờ những trải nghiệm trong đời, chủ yếu là từ sai lầm và cách học hỏi từ chúng. Nguyên tắc sống của tôi dù rất đơn giản nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Tôi vẫn gặp trở ngại khi đưa ra lựa chọn tốt nhất và tôi vẫn sai lầm và vẫn tiếp tục học được những nguyên tắc mới. Đây là thực tế.



Ban đầu tôi cần phải thoát khỏi những lối mòn xung quanh mình. Điều đó có nghĩa là tôi cần phải nghĩ cho chính bản thân mình. Trừ khi bạn muốn cuộc đời mình bị người khác điều khiển, nếu không thì bạn phải quyết định bản thân muốn làm gì và bạn cần phải thúc đẩy bản thân làm điều ấy. Nhưng lúc đầu tôi không biết thế đâu. Tôi chỉ học được điều ấy từ cuộc phiêu lưu của chính mình. Nhìn lại chuyến hành trình của mình giờ đây tôi thấy cuộc đời giống như một dòng sông vậy. Nó buộc chúng ta phải đưa ra những lựa chọn. Chúng ta không thể dừng giữa chừng dòng sông này và chúng ta cũng không thể né vấn đề được. Chúng ta chỉ có thể tiếp cận chúng bằng cách tốt nhất có thể.



Trong cuộc đời của bạn bạn sẽ đối mặt với hàng tỉ quyết định. Chất lượng của những quy định ấy sẽ xác định chất lượng sống của các bạn. Trong suốt cuộc đời tôi những thứ đáng giá nhất mà tôi học được là kết quả của những sai lầm mà tôi đã mắc phải để giúp hình thành nên các nguyên tắc. Nếu có lặp lại thì tôi chẳng để sai lầm tương tượng nữa. Những nguyên tắc này khiến tôi từ một cậu nhóc trung lưu bình thường đến từ Long Island trở thành một người thành công so với những chuẩn mực thông dụng hiện nay. Chúng cũng trao cho tôi những công việc và những mối quan hệ đầy ý nghĩa mà tôi đánh giá còn cao hơn cả những sự thành công thông thường. Và mọi người thường hỏi tôi là làm thế nào tôi có thể cá chắc với bạn là không phải vì con người tôi khác biệt gì mà là kết quả của các tiếp cận khác biệt. Tôi nghĩ ai cũng có thể làm được. Bắt đầu bằng việc đón nhận thực tại và học cách đối phó với nó.



Đón nhận thực tại và học cách đối phó

Con đường bạn chọn để đi hết cuộc đời là một trong những quyết định quan trọng nhất của bạ. Trong trường hợp của tôi. Tôi muốn cuộc đời của mình thật sáng lạng và tôi sợ sự chán nản tầm thường còn hơn sợ phạm sai lầm vì ban đầu chẳng có sẵn tiền, tôi cũng không cần gì nhiều miễn là có một cái giường để ngủ và có đồ để ăn, là tôi có thể sẽ hướng quyết định theo đuổi cuộc phiêu lưu của mình. Vì vậy kể từ khi còn là một đứa trẻ tôi đã chạy theo những thứ tôi muốn có, vấp ngã, đứng dậy và lại tiếp tục chạy rồi tiếp tục bị vấp ngã. Mỗi lần tôi ngã tôi đã học được điều gì đó tốt hơn và ngã cũng ít hơn. Cứ lặp đi lặp lại như thế cho tôi học cách yêu các quá trình này kể cả các phần bị ngã trong ấy nữa. Qua đó tôi chạm trán với thực tại và tôi học được cách làm quen với nó. Chính điều này đã truyền cảm ứng cho một số những nguyên tắc cơ bản nhất của tôi: Sự thật là nền tảng thiết yếu để tạo ra những kết quả tốt.



Thực tế thì tôi không có ý gì khác vượt qua ngoài cái cách thế giới vận hành. Tôi tin rằng chúng ta được dạy về luật của thực tế theo tạo hóa. Con người không tạo ra chúng nhưng chúng ta có thể sử dụng chúng để thúc đẩy sự tiến hóa của chính chúng ta và đạt được mục tiêu đã đặt r. Nhận ra điều đó khiến tôi đi theo chủ nghĩa siêu thực. Ý tôi là tôi trở thành một người phát hiện ra phần thưởng tuyệt vời của sự hiểu biết sâu sắc, chấp nhận và làm việc với thực tại thuận theo tự nhiên chứ không phải theo những gì tôi muốn.



Khi tôi nói tôi là một người theo chủ nghĩa siêu thực mọi người hay nghĩ tôi đang nói về những giấc mơ không bao giờ có thể trở thành hiện thực. Không phải thế đâu nhé. Đời mà không có những giấc mộng để theo đuổi thì vô vị quá. Ý của tôi là với tôi thì chủ nghĩa siêu thực là con đường tốt nhất để chọn một trong những ước mơ mình có rồi cố gắng đạt được. Có một giấc mộng vĩ đại, cùng với bám sát thực tại, thêm vào rất nhiều quyết tâm nữa sẽ đưa bạn tới một cuộc sống thành công.



Tôi tin tưởng công thức này đúng với tất cả mọi người nhưng cuộc sống thành công thì trông thế nào nhỉ? Mỗi một chúng ta phải quyết định cho cái sự thành công của bản thân là gì. Tôi không quan tâm bạn có muốn trở thành một bậc thầy của vũ trụ này hay là chỉ muốn sống dưới tán một cây cọ hay bất cứ ước mơ gì. Tôi thực sự không quan tâm tí nào luôn. Mỗi người chúng ta chọn một mục tiêu dựa theo giá trị bản thân và quyết định đi theo con đường tốt nhất để đạt được nó. Nhưng chúng ta đều cần có cách tiếp cận để đưa ra các quyết định đúng đắn. Đặc biệt là khi đối mặt với các vấn đề xảy ra sự nhầm lẫn và cả những điểm yếu tồn tại trên con đường mà chúng ta đi.



Để thành công, chúng ta buộc phải bám sát thực tế. Chú ý mạnh mẽ tới những khó khăn gập ghềnh mà chúng ta ước gì chúng không tồn tại. Đầu tiên nhìn vào những cái khó ấy để thấy ta đã nhận ra rất nhiều quả đắng từ đó nhưng ta lại học được rằng chẳng qua do vấn đề tâm lý mà thôi. Chỉ cần nhìn theo góc độ khác đi thì mọi thứ cũng sẽ khác.



Tôi bắt đầu xem những vấn đề gặp phải như những câu đố mà sẽ thưởng lại tôi nếu tôi có thể giải ra. Chúng giúp tôi giải quyết vấn đề dễ dàng và đưa cho tôi những nguyên tắc để đối phó với các khó khăn tương tự cho tương lai. Tôi học cách coi việc ngã đau là dấu hiệu cho một cơ hội học hỏi tuyệt vời trong tầm tay. Điều này giúp chúng tôi nhận ra rằng: Nỗi đau cộng với cách chúng ta phản ứng = Phát triển. Chính Thiền Định giúp tôi thấu rõ điều này thiền định là vô giá. Tôi phát hiện ra rằng nếu tôi có thể giữ bản thân thật bình tĩnh và bám vào thực tế rồi xử lý nó gọn ghẽ thì phần thưởng sẽ khiến tôi hài lòng và cơn đau thì phai nhạt dần đi.



Mỗi người trong chúng ta có khả năng đặc biệt riêng để suy nghĩ thật hợp lý, áp dụng vào bản thân như thế nào và các tình huống xung quanh ra sao, còn cả định hướng phát triển sau này nữa. Làm tốt điều này chỉ là vấn đề tuân theo một quy trình nằm bước đơn giản mà thôi. Trong phần sau chúng ta sẽ khám phá xem quy trình này là gì và cách áp dụng nó ra sao nhé…

Quy trình năm bước:

Chúng ta đã thảo luận về độ quan trọng của việc suy nghĩ cẩn thận sau khi trải qua vấp ngã. Khi tôi làm thế tôi thường có khả năng phát hiện ra nguyên tắc giúp bản thân tránh lặp lại lỗi lầm trong tương lai. Và tôi thấy được thành công chỉ đơn giản bao gồm 5 bước:



Bước 1 là phải biết mục tiêu của bạn là gì và phải theo đuổi nó. Cái gì mới là tốt nhất đối với bạn còn phụ thuộc vào bản tính của bạn. Thế nên bạn phải thực sự thấu hiểu bản thân và biết điều mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống;



Bước 2: Phải gặp nhiều trở ngại trên đường đưa bạn tới đích. Những trở ngại này thường là rất đau nếu xử lý không tốt một vài trong số chúng sẽ khiến bạn gặp rủi ro. Nhưng muốn phát triển thì bạn cần phải khám phá ra những trở ngại ấy và không thể bỏ qua chúng;



Bước 3: Chẩn đoán những khó khăn nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ của chúng. Đừng có nhảy vọt một cái tới giải quyết. Bạn phải nghĩ thật kỹ để có thể phân biệt rõ ràng triệu chứng từ những cơn đau;



Bước 4: Xây dựng kế hoạch để loại bỏ những trở ngại. Đây chính ở nơi bạn sẽ quyết định được điều bạn cần phải làm để xử lý chúng;



Bước 5: Tiến hành theo kế hoạch đó. Thúc đẩy bản thân làm những gì cần làm để tiến tới đích.



Cuộc đời thành công chủ yếu bao gồm từ việc thực hiện nằm bước trên lặp đi lặp lại như thế. Đây là tiến trình phát triển của bản thân bạn và bạn có thể nhìn thấy tiến trình này ở bất cứ nơi đâu. Đây là quy luật của tự nhiên. Hãy nghĩ về sản phẩm tổ chức hay là bất cứ cá nhân nào mà bạn biết. Bạn sẽ thấy 5 bước này thực sự là đúng

với tất cả.



Sự phát triển đơn thuần là một quá trình hoặc là thích nghi hoặc là chết về mặt lý thuyết nó giống kiểu tôi đã mô tả quy trình 5 bước. Lhi bạn vượt qua được quá trình thường xuyên đau đớn này tự nhiên bạn sẽ đạt được mức thành công cao hơn và cao hơn nữa. Tôi phát hiện ra điều này khi tôi càng làm tốt hơn. Khó khăn mà tôi gặp phải chưa bao giờ là dễ dàng hơn bởi vì năng lực càng mạnh thì thử thách sẽ càng lớn. Vì mỗi người mạnh yếu khác nhau ở mỗi lĩnh vực nên con người ta chẳng thể nào làm tốt cả năm bước trên.



Không đối mặt với thực tại này nghĩa là bạn kéo dài tiến trình hơn mức bạn nên. Và khi độ cao càng ngày càng lớn thì bạn cũng càng ngã đau. Đôi những thứ kinh khủng xảy đến với tất cả chúng ta trong cuộc đời này. Chúng có thể hủy hoại ta hoặc thay đổi chúng ta một cách sâu sắc. Điều này còn phụ thuộc vào cách chúng ta giải quyết chúng như thế nào. Năm 1982 có vài thứ như thế tác động đến tôi.



Vực sâu

Chúng ta luôn tiến về phía trước cho đến khi gặp những trở ngại. Chúng ta có thể vượt qua và tiếp tục tiến hoặc bị thụt lùi còn phụ thuộc vào việc chúng ta có sẵn sàng đối mặt với sự thất bại một

cách khách quan và đưa ra những quyết định đúng đắn để đảo ngược tình huống hay không. Năm 1982 một sự kiện kinh khủng đã xảy đến với tôi khi tôi cược mọi thứ mình có vào sự suy thoái không bao giờ xảy đến.



Giai đoạn từ năm 1979 đến 1982 là một trong những giai đoạn hỗn Loạn cực độ với nền kinh tế thế giới, thị trường và cả tôi nữa. Và tôi tin rằng nền kinh tế của Mỹ gắn chặt với nền kinh tế của thế giới đã và đang hướng tới một thảm họa. Quan điểm này đã gây tranh cãi rất nhiều.



Tôi là kiểu người muốn thành công vượt bậc, công khai chấp nhận rủi ro nhưng tôi đã sai và sai một cách chết người. Sau một thời gian đình trệ thị trường chứng khoán bắt đầu trở thành một thị trường đầu cơ lớn kéo dài 18 năm và nền kinh tế Mỹ hưởng trọn giai đoạn tăng trưởng lớn nhất trong lịch sử hình thành. Lần trải nghiệm này cho tôi cảm giác như bị cây gậy bóng chày đập vào đầu làm choáng váng. Tôi bị thua lỗ nặng dẫn đến công ty của tôi chỉ còn lại một nhân viên duy nhất. Chính là tôi.



Tôi quá nghèo đến nỗi phải mượn bố 4.000 đô để trả nợ. Thậm chí tệ hơn nữa là tôi mất đi những người mà tôi từng yêu thương rất nhiều. Tôi tự hỏi không biết có nên từ bỏ giấc mơ làm chủ của mình không hay là chọn phương án an toàn đi làm thuê cho người khác rồi ngày ngày phải mặc áo vét, đẹo cà vạt. Tôi biết điều đó nhưng với tôi ít áp lực, rủi ro có nghĩa là cuộc sống chán hơn một chút.



Sai nhiều và đặc biệt sai một cách hiển nhiên. Nó vừa đau, vừa nhục. Tôi vẫn sốc và xấu hổ bởi sự kiêu ngạo của bản thân. Tôi đã tin tưởng tuyệt đối vào một quan điểm hoàn toàn không chính xác. Tuy rằng tôi đã đúng nhiều hơn tôi sai nhưng tôi lại để một vụ cá cược tồi tệ xóa đi hết tất cả những điều đã đúng trước đó. Tôi đã suy nghĩ rất kỹ về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận, cách để kiểm soát chúng nhưng tôi chẳng thể nhìn thấy con đường phía trước nào có thể mang lại lợi ích mà tôi muốn mà không phải nếm trải rủi ro.



Các kiểu trải nghiệm này sẽ xảy ra với tất cả mọi người kể cả với bạn đấy. Bạn có thể mất đi thứ gì đó hoặc ai đó mà bạn nghĩ là bạn không thể sống thiếu hoặc là bạn phải chịu một cơn đau khủng

khiếp hoặc là bị thương hoặc nữa là sự nghiệp của bạn sẽ tan thành mây khói ngày trước mắt bạn. Bạn có thể nghĩ rằng thôi thế là xong đời, cũng chẳng còn đường nào mà đi nữa. Nhưng chuyện rồi cũng qua thôi. Tôi dám chắc với bạn luôn có một con đường tốt nhất ở phía trước. Có khi bạn chưa nhìn ra ngay đâu. Điều phải làm là suy nghĩ thật kỹ để tìm ra nó, phải bám sát vào thực tại. Trong tập tiếp theo tôi sẽ chỉ cho bạn cách nhận thức khiến tôi phải tự hỏi bản thân xem thực tiễn hoạt động như thế nào và làm cách nào để xử lý nó.

Vạn vật đều là một cỗ máy
 

Đôi khi mọi chuyện xảy ra rất khó để hiểu được. Cuộc sống thường là phức tạp và sẽ quá sức chịu đựng nếu kiêm nhiều vai trò cùng một lúc trong cuộc sống. Vết thương nhức nhối khiến tôi phải suy đi nghĩ lại trường hợp của mình, khiến tôi suy nghĩ về tự nhiên bởi vì nó hướng dẫn tôi biết về sự thật là gì.

Vì vậy tôi miên man nghĩ về cách mọi thứ hoạt động. Điều này đặt tôi và hoàn cảnh của mình trong đa chiều hơn. Tôi thấy trong vụ nổ Big Bang tất cả các định luật và các thế lực của vũ trụ này đều được tạo thành và đẩy ra xa tương tác với nhau như một cỗ máy chuyển động vĩnh viễn. Trong đó tất cả các mảnh vụn ghép lại với nhau thành những cỗ máy, hoạt động được một thời gian, rồi lại vỡ vụn, sau đó tiếp tục hợp lại thành những cỗ máy mới. Rồi cứ vĩnh viễn xảy ra như thế. Tôi thấy vạn vật đều là cỗ máy có cấu trúc: sự phát triển của các ngân hà; sự hình thành của hệ mặt trời; cấu trúc địa lý và vệ sinh thái của trái đất; nền kinh tế; thị trường; và mỗi một con người chúng ta nữa đều thế.

Mỗi cá nhân ta là những cỗ máy được hình thành từ nhiều cỗ máy khác: hệ thống tuần hoàn; hệ thống thần kinh sản sinh ra các suy nghĩ; ước vọng; cảm xúc; và những khía cạnh khác biệt tồn tại trong ta nữa. Tất cả những cỗ máy này tiến hóa theo thời gian để cho ra những thực tế mà ta phải gặp hàng ngày.

Góc độ này nghe có vẻ triết học quá nhưng lại thực dụng vô cùng vì nó chỉ cho tôi cái cách mà tôi có thể đối phó với thực tại của mình theo một hướng tốt nhất. Ví dụ tôi quan sát thấy thường thì mọi vật cứ lặp đi lặp lại chỉ có một chút xíu khác biệt thôi. Một vài thứ diễn ra trong chu kỳ ngắn rất dễ nhận biết. Lúc ấy thì ta sẽ dễ dàng giải quyết. Nhưng một số thì hiếm khi xảy ra trong cuộc đời của chúng ta. Khi xảy ra thì nó sẽ khiến ta bị sốc, chẳng hạn như cả trăm năm mới đổ bộ một cơn bão khủng. Số khác thì ta biết chúng tồn tại nhưng chỉ gặp một lần, ví như lần sinh con đầu tiên.

Hầu hết con người ta nhầm lẫn khi coi những tình huống này là duy nhất và đối phó với chúng thật bản năng. Họ không có quan điểm hay nguyên tắc thích hợp để giúp họ vượt qua được. Tôi thấy thay vì xử lý một cách triệt để một lần, tôi có thể xem như mỗi thứ chỉ nằm trong một phần khác nữa, rồi tìm cách tiếp cận chúng tương tự như các nhà sinh vật học tiếp cận động vật vậy. Đầu tiên là xác định chủng loại rồi vẽ ra nguyên tắc để xử lý sao cho thích hợp vì tôi có thể nhìn những việc này diễn ra theo cách khá giống nhau và lặp đi lặp lại. Nên tôi cảm thấy rõ hơn mối quan hệ nhân quả chi phối hành vi của chúng. Từ đó tôi có thể đưa ra những quy tắc tốt hơn, diễn đạt bằng cả ngôn ngữ và thuật toán.

Tôi học được rằng khi hầu hết con người ta kỳ vọng tương lai là một phiên bản sửa đổi nhẹ của hiện tại. Nhưng thường thì khác lắm bởi vì con người có thành kiến với quá khứ gần và bỏ qua những sự kiện đã không xảy ra trong một thời gian dài. Có lẽ đời họ không gặp phải nhưng chúng sẽ lặp lại trong tương lai. Theo góc độ này tôi nhận ra thứ tôi đã bỏ sót, tôi nhầm lẫn trong các cuộc khủng hoảng trầm trọng. Từ đó rút ra những nguyên tắc quý báu và tôi có thể sử dụng những nguyên tắc này để đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong tương lai.

Khi tôi nghĩ sự cân bằng lợi ích và rủi ro. Tôi nhận ra lợi ích và rủi ro là luôn đồng hành với nhau. Từ đó vận dụng tối đa vào cuộc sống ta phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn và học cách cân bằng hợp lý giữa rủi ro và lợi ích, là điều cần thiết và để có một cuộc sống tuyệt vời. Tưởng tượng thử bạn đang đối mặt với sự lựa chọn sống một cuộc đời buồn chán hoặc cuộc sống như thiên đường nhưng phải gặp rủi ro khi vượt qua thành công một khu rừng nguy hiểm. Cơ bản đấy là sự lựa chọn mà tất cả chúng ta phải đối mặt. Đối với tôi lựa chọn đã quá rõ ràng nhưng không có nghĩa là con đường phía trước không có thử thách nào hết. Tôi vẫn cần phải đối mặt với hai rào cản lớn mà ai trong chúng ta cũng đều phải đối mặt.

Hai rào cản lớn mà chúng ta phải đối mặt
 

Tôi không thể cho bạn biết đâu mới là con đường tốt nhất dành cho bạn bởi vì tôi không biết tầm quan trọng của việc bạn đạt được mục tiêu lớn so với tầm quan trọng trong việc tránh những rủi ro cần thiết để đạt được chúng như thế nào. Đây chính là sự can đảm mà tôi đã nói trước đó và mỗi một người trong chúng ta phải tự mình cảm nhận điều này.

Sau sai lầm lớn cuộc đời mình khi dồn vốn vào cuộc suy thoái. Tôi đứng giữa một ngã ba của cuộc đời giống như bao người khác. Nếu tôi lựa chọn một công việc bình thường thì cuộc đời của tôi sẽ rẽ ra hướng hoàn toàn khác với cuộc đời tôi đã có. Nhưng miễn là tôi vẫn còn khả năng trả tiền trọ, có thức ăn trên bàn và giáo dục được con cái, thì thứ duy nhất tôi chọn vẫn là liều lĩnh băng qua khu rừng để theo đuổi cuộc sống tốt nhất có thể. Sai lầm lớn nhất của tôi là đặt cược vào một cuộc suy thoái khiến tôi cứ sợ mình sai. Nói cái khác nó làm tôi khiêm tốn hơn rất nhiều. Đây đúng là điều tôi đang cần. Đồng thời việc này cũng không ngăn tôi theo đuổi những thứ tôi muốn. Để thành công tôi cần phải trải nghiệm nhiều hơn nữa.

Nhưng có hai rào cản lớn nhất trên con đường khám phá mà ai cũng phải đối mặt: Cái tôi của bản thân và Những rào cản tiềm ẩn. Những rào cản này tồn tại bởi cách thức hoạt động của não bộ chúng ta.

Đầu tiên hãy cùng khám phá về cái tôi. Khi tôi đề cập đến cái tôi thì có nghĩa là tôi đang nói về một phần trong não bộ của bạn ngăn bạn thừa nhận những điểm yếu của bản thân một cách khách quan. Nhu cầu và nỗi sợ hãi sâu kín nhất của bạn nằm ở khu vực não bộ điều khiển cảm xúc của bạn và không thể tiếp cận với nhận thức sáng suốt cao cấp hơn nó. Bởi vì nhu cầu cái tôi phải đúng lớn hơn nhu cầu tìm ra sự thật, nên chúng ta có xu hướng tin vào quan điểm cá nhân mà không kiểm tra lại cho thật chính xác. Chúng ta đặc biệt không thích nhìn vào cái sai và điểm yếu của mình. Theo bản năng ta thường có xu hướng là phản ứng với những khám phá về chúng như thể chúng đang tấn công ta vậy. Ta tức giận mặc dù sẽ hợp lý hơn nếu chúng ta cởi mở phản hồi lại với những người khác. Điều này dẫn tới việc chúng ta đưa ra những quyết định kém cỏi, học hỏi được ít hơn và một số tiềm năng của ta cũng bay mất.

Thứ hai đó là rào cản tiềm ẩn. Ai cũng có điểm mù của bản thân hết. Rào cản tiềm ẩn là khi một ai đó tin rằng mình có thể thấy tất cả mọi thứ nhưng sự thật là không một cá nhân nào có thể nhìn thấy bức tranh toàn diện của hiện thực. Vì theo lẽ tự nhiên con người ta không thể đánh giá những thứ mà họ không nhìn thấy, cũng sống như việc mỗi người có âm vực khác nhau trong ca hát, cảm âm, nhận biết màu sắc…Chúng ta có những quãng tiếp nhận khác nhau khi nhìn và hiểu sự vật. Ví dụ trong khi một vài người nhìn rõ bức tranh tổng quan thì một số người lại xuất sắc hơn trong việc nhìn thấy chi tiết. Nhiều người có tư duy tuyến tính nhưng nhiều người lại có tư duy đường vòng. Một số thì sáng tạo nhưng không đáng tin, số khác đáng tin nhưng lại không sáng tạo…

Bởi vì não bộ của chúng ta có liên kết thần kinh khác nhau nên mọi người nhận thức thế giới xung quanh sẽ không giống nhau. Bằng cách làm theo lẽ thường, chúng ta thất bại trong việc đối mặt với khuyết điểm, để rồi chúng ta vấp ngã hoặc tiếp tục làm hoặc sẽ thay đổi. Nhà triết học Aristoteles định nghĩa bi kịch là một kết cục khủng khiếp phát sinh từ khuyết điểm chí mạng của một ai đó. Một khuyết điểm khi được sửa đổi sẽ đem lại một kết quả tuyệt vời.

Theo tôi, hai rào cản này là những trở ngại chính đưa ra những quyết định đúng đắn. Việc sợ sai của tôi khiến tôi cởi mở hơn trong tư duy. Điều đó đã thay đổi tất cả.

Còn nữa….

Đăng ký nhận thông tin mới nhất



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất: