fbpx

Thương vụ số 15: Ngân hàng quốc gia và quỹ tín thác Illinois (Illinois Bank & Trust)

Tóm tắt thỏa thuận:

Thương vụ Ngân hàng quốc gia và quỹ tín thác Illinois
Thời gian 1969 – 1980
Giá mua Xấp xỉ 15.5 triệu đô la
Số lượng 97,7% của ngân hàng
Giá bán 17.5 triệu đô la cộng thêm 11 năm cổ tức ước tính trên 30 triệu đô la
Lợi nhuận Trên 32 triệu đô, trên 200%

Một ngân hàng nhỏ có lợi nhuận:

Năm 1931, Eugene Abegg, một thanh niên khi có trong tay 250.000 đô tiền vốn, đã thành lập một ngân hàng tại Rockford, Illinois. Ông đặt tên cho nó là ngân hàng Quốc gia và Quỹ tín thác lllinois, nhưng nhiều người chỉ gọi nó là Ngân hàng Rockford theo tên thành phố. Nó chỉ có 400.000 đô tiền gửi. Kể từ đó, không có một nguồn vốn mới nào bổ sung vào ngân hàng bởi chủ sở hữu của nó. Tuy nhiên, đến năm 1969, Abegg đã từng bước xây dựng một ngân hàng với giá trị ròng 17 triệu đô và 100 triệu đô tiền gửi. Nó mang lại thu nhập khoảng 2 triệu đô mỗi năm – một lợi nhuận đáng hài lòng từ vốn đầu tư. Ken Chace, Chủ tịch của Berskshire Hathaway, mô tả khoản thu nhập trên là “gần như đỉnh cao trong các Ngân hàng thương mại lớn trong nước” khi tính trên phần trăm tiền gửi hoặc tổng tài sản.

Bên cạnh lợi nhuận cao trên tổng tài sản/ nợ phải thu –thu nhập 2% trên số tiền gửi 100 triệu đô la, hoặc 2 triệu đô la thu nhập từ quỹ 17 triệu của các cổ đông (2 triệu đô la/ 17 triệu đô la = 11,8%) – ngân hàng này đã hoạt động rất thận trọng. Nó đạt được lợi nhuận mặc dù nó có chút ít rủi ro trong cấu trúc vốn, tính thanh khoản và chính sách cho vay.

Trong lĩnh vực ngân hàng, rất dễ để làm cho số liệu tốt đẹp lên trong một thời gian ngắn bằng cách vay quá nhiều từ thị trường tài chính để cho vay với triển vọng rủi ro cao. Mọi thứ dường như tốt đẹp – cho đến khi may mắn cạn kiệt. Ngược lại, Ngân hàng Rockford chỉ thỉnh thoảng mượn tiền từ thị trường vốn hoặc tiền tệ, và nó có chính sách duy trì mức thanh khoản tương đối cao. Điều này có nghĩa là nó có trữ lượng tài sản có thể biến thành tiền mặt trong một thời gian ngắn – chứ không phải một khoản tiền quá mức gắn chặt với những khoản cho vay dài hạn – và nó có khả năng tiếp cận với các quỹ ngắn hạn.

Nó cũng bảo thủ trong quá trình cho vay, với khoản thiệt hại vốn thấp hơn nhiều so với mức trung bình. Hơn nữa, hơn 50% tiền gửi của họ là tiền gửi có kỳ hạn, nên đã tạo sự gắn kết trong tiền gửi của khách hàng. Điều này làm giảm rủi ro, nhưng cũng làm giảm lợi nhuận do lãi suất trả cao hơn. Với tất cả các chính sách đặt an toàn lên đầu tiên đó, điều đáng ngạc nhiên là ngân hàng này có thể thu lợi nhuận trên vốn cao đến vậy. Buffett cho rằng đây là nhờ sự xuất sắc của quản lý.

Thỏa thuận

Berkshire Hathaway đã mua lại 97,7% cổ phần của Ngân hàng này vào năm 1969. Một nhà quan sát tài giỏi có tên Robert P.Miles đã trích dẫn giá mua ở mức 15,5 triệu đô. Giả sử rằng con số này là chính xác, Buffett chỉ phải trả 7 lần thu nhập cho ngân hàng lớn nhất thị trấn đó, điều này cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư cao ra sao. Đáng kể hơn nữa, Eugene Abegg đã bán nó với giá thấp hơn giá trị sổ sách (giá trị tài sản ròng).

….

Trải nghiệm dễ chịu của Ngân hàng Quốc gia Illinois

Như chúng ta đã biết, Buffett thích giữ những người quản lý tuyệt vời để điều hành công ty của mình. Ông đã phát hiện ra năng lực xuất sắc của Abegg từ rất sớm – ông đã thể hiện nhiều lần trong 39 năm điều hành ngân hàng rằng ông thực sự biết làm thế nào để bù đắp lại lợi nhuận và làm thế nào để làm điều đó với rủi ro thấp cho các cổ đông.

Mặc dù Abegg đã 71 tuổi, Buffett vẫn quyết tâm giúp ông sống lại – điều không khó lắm khi Abegg vẫn muốn tiếp tục làm việc. Một khi ông đạt được điều mình muốn, Buffett lại áp dụng phong cách nhẹ nhàng thông thường của mình, để Abegg toàn quyền quản lý các hoạt động kinh doanh. Những lời sau cho chúng ta thấy niềm tin của Buffett đã được chứng minh đầy đủ:

“Kinh nghiệm của chúng tôi là người quản lý của một hoạt động chi phí cao thường không tháo vát trong việc tìm cách mới để điều chỉnh chi phí trong khi người quản lý hoạt động chặt chẽ tiếp tục tìm kiếm các phương pháp bổ sung để cắt giảm chi phí, kể cả khi chi phí đã thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Không ai chứng minh khả năng này tốt hơn Gene Abegg”.

….

Bạn muốn sở hữu nó như thế nào?

Năm 1971, Ngân hàng Quốc gia Illinois thu được trên 2% bình quân sau thuế. Abegg không chậm lại, ông tăng tốc hiệu quả để tỷ lệ này tăng lên 2,2% vào năm 1972. Và Ngân hàng đã được mở rộng nhanh chóng – năm 1972 nó tăng khoản nợ cho vay lên 38%.

Năm sau lại là một kỷ lục khác, với tiền gửi trung bình tăng lên 130 triệu đô. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh sau thuế lại ở mức cao trong ngành này, ở mức 2,1% của khoản tiền gửi trung bình.

Trong bức thư BH năm 1975 gửi tới các cổ đông, Buffett đã nhấn mạnh mức nợ xấu ở mức rất thấp tại Ngân hàng :”Thật khó tìm ra tính từ nào để mô tả hiệu suất của Giám đốc điều hành Eugene Abegg. Đối với khoản vay trung bình khoảng 65 triệu đô, khoản lỗ từ cho vay ròng là 24.000 đô, tương đương với hơn 0,04%.”.

Thậm chí số liệu đó còn trở nên tốt hơn trong năm sau, khi khoản cho vay lỗ giảm xuống chỉ còn 0,02% dư nợ cho vay, một tỷ lệ rất nhỏ trong tỷ lệ hiện hành trong ngành Ngân hàng năm 1976. Phải lưu ý rằng trong giai đoạn này, tỷ lệ gia tăng lợi nhuận, tiền gửi (tăng lên tới 60 triệu đô từ năm 1969), cùng lượng tiền cho vay cũng như số lượng nhân viên vẫn ở mức tương đương với thời điểm mua vào năm 1969. Với đội ngũ đó, ngân hàng đã mở rộng ra rất nhiều các hoạt động như quỹ tín thác, du lịch và xử lý dữ liệu.

Đến năm 1977, thu nhập đã lên tới 3,6 triệu đô, đem lại tỷ suất lợi nhuận trên tài sản gấp ba lần so với hầu hết ngân hàng lớn. Abegg đã 80 tuổi và hỏi Buffett liệu có thể cử ai phụ giúp ông không. Ông liền có thêm Peter Jeffrey, trước đây là chủ tịch và giám đốc điều hành Ngân hàng Quốc gia Hoa Kỳ Omaha đến làm chủ tịch và giám đốc điều hành.

Và họ vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, với lợi tức tương đương hơn 2,1% giá trị tài sản vào năm 1978. Điều đó có nghĩa thu nhập sau thuế của cổ đông BH là 4,26 triệu đô. Trong khoảng thời gian một thập kỷ, tiền gửi của khách hàng đã tăng gấp bốn lần, thu nhập ròng tăng gấp ba lần và thu nhập bộ phận tín thác tăng hơn gấp đôi, trong khi chi phí được kiểm soát chặt chẽ.

….

Bài học đúc kết

1.Đầu tư vào các doanh nghiệp xuất sắc với giá cả hợp lý. Nếu một doanh nghiệp đã cho thấy năng lực thu nhập cao trong quá khứ và chúng ta có mọi lý do để nghĩ rằng thu nhập này khả năng sẽ phát triển, vậy việc trả một mức đầy đủ cho doanh nghiệp này là hoàn toàn xứng đáng.

2.Thậm chí tốt hơn nếu bạn mua được doanh nghiệp ở một mức giá thấp và rồi phát triển nó. Trong vòng một thập kỷ, Ngân hàng Quốc gia Illinois đã tăng thu nhập hàng năm lên 150%, đạt tới mức 5 triệu đô la và tăng gấp bốn lần giá trị.

3.Mua phần lớn các công ty lớn – khi Buffett tìm được những công ty lớn như thế này, ông đã mua càng nhiều càng tốt.

4.Người sáng lập công ty quan tâm nhiều đến việc ai là người mua doanh nghiệp của mình, thay vì chỉ chăm chăm bán được giá cao nhất là một dấu hiệu rất tốt. Buffett biết rằng nếu nhà quản lý để tâm nhiều đến giá cao và ít hơn về triết lý quản lý của tổ chức thu mua thì khả năng cao việc sáp nhập sẽ không thành công.

5.Các Ngân hàng chú trọng dich vụ ngân hàng đơn giản với chi phí thấp, đề cao sự tăng trưởng ổn định và có tính rủi ro thấp là một viễn cảnh hoàn toàn khác biệt so với các ngân hàng phức hợp, những ngân hàng tham gia vào các dẫn xuất phức tạp và vay mượn từ thị trường, nơi các chuyên gia khối ngân hàng đầu tư kiến tạo nên nền văn hóa.

6.Một nhà quản lý liên tục nỗ lực gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí là một người nên được ủng hộ. Những hành động này sẽ làm sâu rộng lợi thế cạnh tranh.

Trích từ cuốn sách  Warren Buffett: 22 Thương Vụ Đầu Tiên Và Bài Học Đắt Giá Từ Những Sai Lầm –Glen Arnold

Đăng ký nhận thông tin mới nhất



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất: