fbpx

Xây dựng danh mục đầu tư theo phong cách của Warren Buffett

“Đừng để thời gian trôi qua thật lãng phí, hãy đọc và suy ngẫm để tạo ra giá trị bền vững trong tương lai” – VOT Partners

Warren Buffett từng nói” “Thực tế là các ý tưởng hay – các cơ hội đầu tư tiềm năng với rủi ro thấp, lợi nhuận cao – không thường xuất hiện cho lắm. Thông thường, lợi nhuận kỳ vọng từ ý tưởng tốt thứ 7 sẽ thấp hơn nhiều ý tưởng tốt nhất của bạn”

Chỉ nhiêu đó thôi có thể hiểu được rằng đầu tư là quá trình cần sự nghiên cứu tỉ mỉ, đủ chín mùi để giúp chúng ta đủ tự tin khi theo đuổi sự lựa chọn của mình. Nhưng trên thực tế các kiến thức mà chúng ta được học tại trường đại học, hay thậm chí khi làm công việc thực tế đều đi ngược với phong cách xây dựng danh mục đầu tư của Buffett. Các trường đại học, các quỹ tương hỗ hay các nhà phân tích máy móc đều tôn thờ về những điều kỳ diệu về lý thuyết đa dạng hóa, hệ số beta, hiệp phương sai, công cụ kỹ thuật…Chúng là những công cụ khá phức tạp được đám đông đầu tư theo hướng toán học tạo ra để trả lời cho các câu hỏi khá đơn giản như: Với các lựa chọn đầu tư có sẵn tại một thời điểm, lợi suất kỳ vọng tối thiểu cần thiết từ một ý tưởng đầu tư để khiến nó đáng được thêm vào danh mục của bạn là bao nhiêu?. Và kết quả là nó đưa ra những con số thông qua những phép tính phức tạp khi trộn lẫn hệ số beta và rủi ro lại với nhau để ra quyết định “nhảy cóc” mà không có sự nghiên cứu. Theo Buffett đây là một việc làm cực kỳ sai lầm và máy móc, đối với ông một khoản đầu tư tuyệt vời không cần đến các máy tính hay bảng tính với những phương trình toán học phức tạp, mà nó đến từ những cách lập luận, phân tích đơn giản diễn ra ngay trong chính bộ não của chúng ta. Như Peter Lynch từng nói “Ai cũng được ban cho một trí tuệ để chiến thắng thị trường chứng khoán. Nếu bạn đã học qua toán lớp năm, bạn có thể làm được điều đó”.

Tuy nhiên sự việc nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng rất nhiều bởi vì khi đa số các “chuyên gia” đều thuyết giảng với các nhà đầu tư như vậy, dẫn đến việc hạn chế rất lớn trong cách tư duy và suy nghĩ một cách độc lập. Thật khó có thể nghĩ khác biệt khi mọi người đa phần mọi người đều đứng về một hướng ngược lại chúng ta. Và nó được Buffett gọi là “tâm lý chạy theo đám đông”. Trong nhiều trường hợp, đi theo đám đông có thể là một chiến lược khá hiệu quả. Điển hình nhất là: khi bạn tới một ngôi trường xa lạ để xem một trận đấu lớn, theo sau đám đông trước khi trận đấu bắt đầu thường là một cách hay để tìm sân vận động. Tương tự như vậy, nếu bạn thấy mọi người hoảng loạn chạy khỏi một rạp chiếu phim, thì chắc bạn không nên bước vào đó thì hơn. Con người được lập trình rằng: họ có xu hướng ra quyết định dựa theo đám đông bởi vì họ tin rằng dù đúng hay sai ít nhất họ sẽ không bị “lên án” vì hành động vô thức đó. Nhưng bí mật là đây là một sai lầm rất lớn trong việc đầu tư, Buffett đã hiểu rõ sâu sắc điều này và xây dựng một danh mục đầu tư tuyệt vời không dựa trên sự phán xét của người khác. Bởi vì ông tin rằng, việc trở thành một phần trong đám đông có nghĩa là tầm nhìn đầu tư của chúng ta sẽ thiếu đi sự khác biệt và sau đó thật khó để cả số đông cùng làm tốt hơn mức trung bình.

Đi theo đám đông còn gây ra tác động rất lớn trong việc lựa chọn thêm hay bớt cổ phiếu vào danh mục đầu tư. Nghĩ theo cách đơn giản là trên thực tế các “chuyên gia” của chúng ta không những tạo ra các công cụ tính toán thụ động thiếu chính xác mà họ còn dựa trên những kết luận đó để không ngừng mua thêm hay bán đi các cổ phiểu trong danh mục chỉ để đảm bảo ý kiến rằng “đa dạng hóa danh mục là cách để giảm thiểu rủi ro”. Đối với Buffett thì lại là một sự khác biệt vô cùng lớn, thậm chí trong thời gian ông điều hành công ty hợp danh, ông đã sửa đổi quy tắc cơ bản để thêm một điều khoản cho phép tới 40% giá trị tài sản ròng của công ty được đặt vào một chứng khoán duy nhất dưới điều kiện “có xác suất rất cao là các sự kiện và lập luận của chúng ta chính xác với xác suất cực thấp rằng bất kỳ điều gì có thể làm thay đổi trầm trọng giá trị cơ bản của khoản đầu tư.” Như vậy rõ ràng đi ngược lại với xu hướng thông thường là đa dạng hóa bằng cách chia những quả trứng vào những rổ khác nhau nhằm hạn chế rủi ro. Buffett và các huyền thoại khác đã tư duy rằng “Hãy bỏ những quả trứng vào những cái rổ mà bạn luôn có thời gian để mắt tới nó”.

Trong khi những đám đông đầu tư đa dang hóa danh mục kia, nêu lên những lí do mà họ làm theo phương pháp này vì thể hiện tính thận trọng. Nhưng Buffett có thể đưa ra những giả thuyết cơ bản rằng, điều này chỉ làm họ đạt được mức sinh lời kém cỏi thậm chí dưới mức trung bình của toàn thị trường. Ông ví phương pháp này là phong cách đầu tư Tàu Noah – “nồi lẩu thập cẩu” – ở đây họ sở hữu rất nhiều tài sản nhưng lại không hiểu tí gì về tài sản ấy cả. Như vậy tính thận trọng ở đây được Buffett định nghĩa lại rằng “nếu một điều hợp lý thì nó có tính thận trọng”, ông luôn tập trung cao độ, hiểu rõ những doanh nghiệp đầu tư và luôn biết đâu là giới hạn của mình nên tránh. Thông qua việc đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh, áp dụng logic và lập luận để hướng đến những điều hợp lý, theo ông đấy mới đươc gọi là “tính thận trọng”. Và Buffett đã từng nói trong bức thư gửi cổ đông của mình rằng “Nếu có thể xác định được 6 doanh nghiệp tốt nhất, thì đó là tất cả sự đa dạng các bạn cần. Các bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Và tôi có thể đảm bảo rằng việc tìm thêm một doanh nghiệp thứ 7 thay vì đầu tư nhiều hơn vào doanh nghiệp đầu tiên sẽ là một sai lầm khủng khiếp. Chẳng mấy ai giàu có nhờ ý tưởng tốt thứ 7 của mình cả. Nhưng rất nhiều người đã trở nên giàu có nhờ ý tưởng hay nhất của họ. Vậy tôi có thể nói với bất kỳ ai làm việc với số vốn thông thường mà thực sự hiểu các doanh nghiệp họ đang đầu tư vào rằng, sáu là nhiều rồi, và tôi có thể sẽ có thể đầu tư nửa số vốn đó vào doanh nghiệp nào tôi thích nhất”

Thông qua những bài học ở trên chúng ta có những ý tưởng chủ chốt về “tâm lý đám đông” và “sự tập trung cao độ”. Cách xây dựng danh mục đầu tư của Buffett thực ra rất đơn giản. Nó đòi hỏi chúng ta cần phải tư duy theo cách riêng của mình và tập luyện để làm cho mình thấy thoải mái khi đi ngược lại đám đông. Đó là sự kết hợp giữa tính ngạo mạn và khiêm nhường – Như Jeremy C.Miller trong cuốn “Luật của Warren Buffett” từng viết “Hãy đủ ngạo mạn để nghĩ rằng bạn có hiểu biết vượt trội so với trí tuệ tập thể của thị trường, đủ khiêm nhường để biết các giới hạn trong khả năng của mình và hãy sẵn sàng đổi hướng khi nhận thấy sai sót”

Cuối cùng để minh chứng cho sự tư duy đúng đắn của Buffett về tư duy đầu tư và xây dựng danh mục đầu tư. Chúng ta cùng nhìn lại sự khác biệt và vượt trội của ông khi còn điều hành công ty hợp danh. Tỷ suất sinh lời của các thành viên góp vốn sau thuế và phí là 25,3% trong 12 năm, tương ứng với gấp khoảng 2.5 lần mức trung bình. Trong đó có những năm chỉ số Dow giảm nhưng ông vẫn duy trì sự cách biệt này. Theo cách nghĩ của Buffett “Để so sánh sự hiệu quả của các nhà quản lý thì cũng tương tự hoạt động của một chú vịt ngồi trên một cái ao. Khi nước (thị trường) lên, chú vịt cũng lên cao; khi nước rút, chú vịt phải xuống thấp…Tôi nghĩ chú vịt chỉ nên được khen ngợi (hay bị đổ lỗi) cho hành động của chính mình. Nước hồ dâng lên và hạ xuống gần như đâu phải thứ để chú ta khoác lác được”

                                Nguồn: Bức thư gửi cổ đông Warren Buffett, Luật của Warren Buffett

“Có thể chúng tôi chưa hoàn hảo, nhưng chúng tôi biết cách nỗ lực và học hỏi để trở thành nhà đầu tư giá trị” – VOT Partners

Đăng ký nhận thông tin mới nhất



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất: