fbpx

Mặt trái ngành nước và Ba yếu tố tạo nên sự vượt trội (Case Study: Biwase – BWE)

Mua bài này

Trong rất nhiều sản phẩm và dịch vụ kinh doanh, căn cứ vào mức độ phụ thuộc của khách hàng vào sản phẩm và dịch vụ. Có thể chia ra làm các loại như sau:

  • “Cần phải có” – mà mọi người theo nghĩa đen không thể sống mà thiếu nó
  • “Cần phải có, nhưng không phải ngay lập tức” – Đây các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được hoãn lại trong một giai đoạn nào đó, nhưng sau đó vẫn cần phải có
  • “Có thể có, nhưng không quan trọng” – Ở một thái cực khác là các sản phẩm hoặc dịch vụ không thiết yếu, ở đó khách hàng ít có sự phụ thuộc. Những mặt hàng này người tiêu dùng có thể trì hoãn mua hàng trong một thời gian dài (và thậm chí có thể không mua)

Trong đó, nếu doanh nghiệp nào đang kinh doanh loại sản phẩm và dịch vụ “Cần phải có” thì có thể nói sản lượng bán ra của doanh nghiệp càng ít biến động. Ngược lại, càng nhiều những sản phẩm và dịch vụ không thiết yếu, thì lợi nhuận và sản lượng bán ra càng dễ biến động.

Do đó, chúng ta có thể thấy được rằng Ngành nước là ngành kinh doanh vô cùng thiết yếu và “cần phải có. Bởi vì bạn có biết rằng:

1. Cuộc sống trên Trái Đất này đều bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nhà triết học người Hy Lạp Empedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc tạo ra vật chất (bên cạnh lửa, đất và không khí).

2. Nước là nguồn tài nguyên quý giá và cần thiết đối với sức khỏe con người. Nước chiếm tỷ lệ 70-80% trọng lượng cơ thể. Con người có thể nhịn ăn suốt 2 tháng trời mà không chết, nhưng không ai có thể sống mà không uống nước trong vòng 3-4 ngày.

3. Không những cần thiết cho con người. Hiện nay, chỉ có khoảng 8% lượng nước sử dụng trên toàn thế giới là cho mục đích sinh hoạt của con người. Còn lại, nước còn là chìa khóa quan trọng đối với sự thịnh vượng kinh tế toàn cầu, là yếu tố đầu vào của nhiều ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp, giải trí và môi trường. Đặc biệt là nông nghiệp khi việc sử dụng có thể chiếm hơn 70% lượng nước trên toàn cầu, thậm chí ở các quốc gia đang phát triển, con số này có thể hơn 80%, còn lại là cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp cũng là ngành sinh ra thực phẩm tiêu dùng không thể thiếu của con người. Do đó, nếu không có nước, con người sẽ không có thức ăn và các quyền thiết yếu cơ bản của con người sẽ hoàn toàn biến mất.

⇒ Nói cách khác nước là cội nguồn của tất cả các dạng sống. Khi truy tìm sự sống ở các hành tinh khác, điều người ta quan tâm trước hết là xem hành tinh đó có nước hay không. Ngoài ra, nguồn nước là tài nguyên thiên nhiên đồng thời là môi trường sống có quan hệ mật thiết đến các môi trường khác, như môi trường đất, không khí, thảm thực vật, động vật,…

Chúng ta đã thấy được tất cả mọi hoạt động đều cần phải có nước làm nền tảng đầu vào. Do đó, ý tưởng khi đầu tư vào ngành nước sẽ rất thú vị và sẽ được duy trì bền vững theo thời gian. Bởi vì nhu cầu về sử dụng nước sẽ không dừng lại, nó sẽ luôn tăng theo đà phát triển kinh tế và xã hội. Theo FAO, ước tính rằng dân số thế giới sẽ đạt đỉnh 9,15 tỷ vào năm 2050, tăng 30% so với dân số năm 2010 và ước tính rằng sản xuất lương thực toàn cầu phải tăng 70% để theo kịp. Dân số tăng tức số lượng người sử dụng nước cho các hoạt động sinh hoạt tăng lên, sản xuất thực phẩm tăng tức nước dùng cho việc tạo ra thức ăn cũng tăng lên không kém. Sự phát triển trên mọi phương diện sẽ củng cố thêm cho sự tăng trưởng của sản lượng nước tiêu thụ.

Tuy nhiên, chính bởi tính thiết yếu của nước đã làm nhiều nhà đầu tư “ngộ nhận” rằng họ sẽ có một mức tỷ suất sinh lời ổn định và tăng trưởng theo thời gian khi đầu tư vào các DN ngành nước. Nhưng không phải cứ sản lượng bán ra được, thậm chí tiếp tục tăng là có thể mang lại lợi nhuận phù hợp. Do đó, bài nghiên cứu chuyên sâu: “Mặt trái của ngành nước và ba yếu tố tạo nên sự vượt trội” được ra đời. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng cách tư duy để chọn lọc ý tưởng đầu tư của ông Charlie Munger. Ông nổi tiếng với cách nhìn nhận đảo ngược vấn đề với câu nói:

“All I want to know is where I am going to die, so I will never go there”

Tức tìm ra những điều cần tránh nhất trong đầu tư, và chỉ cần làm ngược lại điều này thì ông đã bảo vệ được số tiền mà ông có và từ đó tạo ra sự tăng trưởng tài sản trong dài hạn. Rõ ràng chúng ta đều biết tránh bị mất tiền là một trong những nguyên tắc cốt lõi nhất trong đầu tư. Đây là một cách nhìn nhận vấn đề mà theo chúng tôi là hay nhất mọi thời đại. Tương tự, lĩnh hội cách tiếp cận đầu tư này từ ông. Chúng tôi đã đào sâu và viết bài nghiên cứu này. Bạn sẽ không thấy chỉ toàn những triển vọng, cơ hội màu hồng của ngành nước như các bài phân tích khác trên thị trường. Mà ngược lại, chúng tôi đưa bạn đến những khó khăn và rủi ro mà ngành nước đang gặp phải. Vì chúng tôi tin rằng, cách tốt nhất để tìm ra một ý tưởng đầu tư tuyệt vời, đó chính là hãy tìm ra những “điểm xấu” của nó trước. Từ các “điểm xấu” trong ngành nước, chúng tôi đã rút ra Ba yếu tố quan trọng nhất để một DN nước trở nên vượt trội – tức DN nước này có đủ các điều kiện cần và điều kiện đủ để chống trọi lại với các “điểm xấu” trên. Đây là một tư duy rất đơn giản nhưng rất hiệu quả của ông Charlie Munger. Theo đó, bài viết bao gồm các phần sau:

1. Tầm quan trọng của nước – Mặc dù ai cũng biết nước có vai trò như thế nào nhưng bạn có biết việc đầu tư vào ngành nước đang rất thấp so với nhu cầu thực tế và tương quan so sánh với ngành viễn thông, giao thông, điện…?

2. Rủi ro nguồn nước – Bạn có biết nước tuy chiếm đến 70% bề mặt trái đất nhưng chỉ khoảng dưới 1% là con người có thể tiếp cận được? Không những thế nước còn dần bị cạn kiệt do không phải ai khác chính là con người hay không?

3. Rủi ro cơ sở hạ tầng – Bạn có biết Hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài 570.448km, nhưng tổng chiều dài của hệ thống đường ống nước là 2.761.863 km, tức gấp gần 5 lần so với chiều dài của hệ thống đường bộ hiện tại? Chưa kể bạn có biết vì đường ống được chôn sâu dưới lòng đất nên việc kiểm soát chi phí rất khó khăn?

4. Rủi ro thương mại – Bạn có biết giá nước Việt Nam chỉ bằng 0,4% thu nhập bình quân đầu người trong khi tỷ lệ này ở các quốc gia khác là 3-5%? Mặc dù nước rất quan trọng và hữu hạn nhưng nước vẫn được xem như là hiển nhiên, bạn có tin rằng một ngày nào đó Việt Nam chúng ta sẽ bị thiếu nước?

5. Xung đột giữa các bên liên quan – Bạn có biết một số khu vực trên thế giới việc thiếu nước đang trầm trọng và sự cạnh tranh để có nước đang diễn ra ngày càng khốc liệt hay không? Bạn có biết giá dịch vụ nước thấp là một trong những tác nhân gây ra những xung đột đó trong tương lai? Bạn có biết từ vụ nguồn nước ô nhiễm sông Đà, đã cho thấy lợi ích và trách nhiệm chưa được sự thống nhất giữa các bên liên quan đang thể hiện điều gì ở ngành nước Việt Nam?

6. Gián đoạn doanh thu và phá sản – Các DN ngành nước có vai trò thiết yếu đối với đời sống con người và gần như đây là ngành có liên quan đến chính trị, và do đó không dễ bị phá sản. Nhưng bạn có biết đặc trưng của các ngành nước là bị biến động trong doanh thu, trong khi đó đây là ngành rất thâm dụng vốn, vay nợ nhiều và chi phí cố định hầu như vẫn giữ nguyên và tăng theo thời gian, do đó vẫn bị phá sản hay không?

7. Giá trị của việc sử dụng nước – Bạn có biết một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà Tổng thống Biden mong muốn thực hiện đó là “khôi phục cơ sở hạ tầng” nước Mỹ, trong đó có mạng lưới đường ống nước. Tại sao lại như vậy? Tại sao các DN ngành nước tại Mỹ trong thời gian qua có mức tăng trưởng ấn tượng? Tại sao sắp tới các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc và Việt Nam…phải nhìn vào tấm gương của Mỹ để không lặp lại sai lầm?…

Ngoài ra, nhằm minh họa cho tất cả những giá trị mà bạn nhận được khi đọc bài nghiên cứu này. Chúng tôi sẽ diễn giải thông qua Case Study thực tế trên thị trường, đó là Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (BWE). Là một trong 3 DN nước lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.

Chúc bạn có những trải nghiệm vô cùng “khác biệt” khi đọc bài nghiên cứu chuyên sâu này của chúng tôi. Bạn đọc có thể tham khảo mục HƯỚNG DẪN CHUNG đính kèm link phía dưới nếu có thắc mắc về các bước mua sản phẩm: 

https://votpartners.com/nghien-cuu-chuyen-sau

Lưu ý: Bài nghiên cứu này có độ dài tổng cộng 400 trang, được chúng tôi chuẩn bị trong 05 tháng (full time). Với lượng kiến thức trong bài, chúng tôi nghĩ bạn nên đọc và suy ngẫm từng phần để hiểu sâu hơn cách chúng tôi diễn giải vấn đề một cách cẩn thận, trước khi qua phần khác. Bởi vì các vấn đề đều có sự kết nối với nhau. Nếu bạn đọc ngay Case Study Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (BWE), thì chúng tôi khẳng định bạn chỉ nhìn thấy kết quả chứ không hiểu về quá trình tạo nên kết quả đó, bởi chỉ có quá trình mới giúp bạn có thể hiểu và xác định giá trị của DN.

Mua bài này

Đăng ký nhận thông tin mới nhất



VOT Partners chân thành cám ơn đến Quý bạn đọc đã quan tâm và ủng hộ sản phẩm của chúng tôi trong suốt thời gian qua. Khi bạn nhấp vào mục này tức là bạn đánh giá rất cao giá trị sản phẩm mà chúng tôi đã mang lại, VOT rất biết ơn điều đó và sẽ cố gắng hết sức để không ngừng nâng cao chất lượng bài nghiên cứu phục vụ cho bạn đọc.

Để chúng tôi có thể ghi nhận lại lòng nhiệt thành và sự khuyến khích của bạn dành cho team VOT, bạn vui lòng khi chuyển khoản thêm ghi nội dung sau:

Email đăng ký tài khoản tại VOT_Số điện thoại_Tên viết tắt bài viết bạn đánh giá cao (ký hiệu ngành + mã CK)

Ví dụ: abcd@gmail.com 0934xxxxx LogisticsTMS

P/S: Nếu bạn chuyển khoản thêm ngay tại thời điểm mua sản phẩm, thì cú pháp nội dung cũng tương tự như trên.

THÔNG TIN TÀI KHOẢN

Vietcombank

Tên tài khoản: DAO NGUYEN TUAN ANH
Số tài khoản: 1015242026
Ngân hàng: Vietcombank CN Thủ Đức

ACB

Tên tài khoản: DAO NGUYEN TUAN ANH
Số tài khoản: 11156197
Ngân hàng: ACB CN Linh Xuân TP.HCM

6 thoughts on “Mặt trái ngành nước và Ba yếu tố tạo nên sự vượt trội (Case Study: Biwase – BWE)

  1. Anh Tuấn Phạm
    Anh Tuấn Phạm says:

    Tôi rất thích những bài viết của votpartners. Một thời gian khá lâu không để ý, giờ quay lại thì thấy các nghiên cứu về MWG và ngành nước với case study BWE, thực sự rất thích thú và muốn đăng ký mua. Nhưng sau khi nhìn thấy con số lên đến 300-400 trang thì lại cảm thấy rất khó hiểu. Con số nói lên sự công phu của báo cáo nhưng không thể nói lên chất lượng. Theo ý kiến cá nhân của tôi thì con số chỉ nên dừng lại ở mức dưới 50 trang thì sẽ tốt hơn cho độc giả trong việc thẩm thấu nội dung. Đọc qua phần giới thiệu có thể thấy nhiều đoạn nội dung vẫn đang bị vẽ vời quá mức cần thiết, câu cú cũng không được sử dụng thực sự đúng. Vậy nên hoàn toàn có thể rút gọn lại độ dài bài nghiên cứu để nội dung cô đông và súc tích hơn. Nếu được như vậy thì thực sự sẽ rất hấp dẫn.

    • Hiệp Nguyễn
      Hiệp Nguyễn says:

      Cảm ơn lời góp ý rất chân thành từ bạn
      Hiện tại , VOT PARTNERS cũng đang định hướng theo cách này. Tụi mình sắp tới cũng sẽ cắt giảm độ dài của bài viết với độ dài còn lại khoảng 150 trang. Đối với độ dài như đề xuất của bạn khoảng 50 trang thôi thì bên mình thấy khá hạn chế để diễn đạt được hết ý tưởng, bản chất của 1 ngành nghề. Bên mình sẽ súc tích nhất có thể, có data+ câu chuyện diễn đạt, biểu đồ và quy trình hóa lại những vấn đề cần quá nhiều chữ để giải thích. Mời bạn đón đọc các sản phẩm tiếp theo của bên mình trong các ngành: logistic, bất động sản KCN và bất động sản dân dụng trong năm 2022 nhé.

      Xin cám ơn và chúc bạn 1 ngày tràn đầy năng lượng! 🙂

  2. Luisnghia says:

    Mình xin góp ý tất cả các sản phẩm của VOT-Partners trong bài này luôn nha.
    Sau khi đã đọc hết các sản phẩm của VOT-Partners thì mình thấy khối lượng thông tin cung cấp là cực kỳ lớn và hữu ích, tinh thần đầu tư vào sản phẩm của các bạn thật đáng ngưỡng mộ. Với việc phân tích Top-Down, các sản phẩm đã giúp mình hiểu rõ và sâu ngành nghề, điểm mạnh, điểm yếu, yếu tố lợi thế cạnh tranh của ngành nghề, giúp mình có những kiến thức sâu để có thể phân tích những công ty khác trong ngành.
    Tuy nhiên, như bạn Phạm Anh Tuấn đã phản hồi ở trên, với số trang từ 300 đến 600 trang thì rất khó để hầu hết mọi người có thể đọc hết và đủ khả năng để tổng hợp khối lượng thông tin khổng lồ của sản phẩm thành những kiến thức đầu tư cho bản thân được. Việc các bạn cố gắng đưa nhiều nhất thông tin có thể vào sản phẩm đôi lúc đã làm cho sản phẩm bị vụn vặt bởi nhiều trích đoạn thông tin không cần thiết phải nhiều như vậy.
    Có lẽ các bạn đã mong muốn được đem đến một góc nhìn sâu và đầy đủ đến bạn đọc nhưng mình hy vọng với kiến thức, khả năng tổng hợp và tư duy tuyệt vời của các bạn thì trong thời gian đến các sản phẩm của VOT-Partners sẽ trở nên cô đọng với việc tổng hợp thông tin và góc nhìn của VOT-Partners sẽ xuất hiện nhiều hơn, giúp cho sản phẩm trở nên ngày càng cô đọng nhưng đầy đủ kiến thức để bạn đọc dễ tiếp cận hơn.
    Chúc VOT-Partnes ngày càng phát triển.

    • Đào Tuấn Anh
      Đào Tuấn Anh says:

      VOT Partners rất cám ơn a Nghĩa đã phản hồi ạ. Và cũng xin cám ơn a vì sự quan tâm và ủng hộ đến các bài viết của team, mặc dù biết các sản phẩm của team còn nhiều điều cần phải cải thiện và chưa thật sự hài lòng ạ. Nhưng vấn đề này gần như hoàn toàn xuất phát từ nhược điểm của riêng bản thân e (Tuấn Anh) thôi ạ. Nhưng e vẫn sẽ luôn cố gắng cải thiện hơn nữa để nâng cao khả năng tiếp cận và thẩm thấu cho các bạn đọc ạ. Và a yên tâm là 2 sản phẩm về BDS Khu công nghiệp và BDS nhà ở (được làm bởi các bạn khác) sẽ rất đầy đủ và cô đọng. Mong rằng a tiếp tục ủng hộ team trong thời gian tới nhé. Chúc a và gia đình thật nhiều sức khỏe và thành công trên hành trình đầu tư thú vị này ạ!!

  3. TRƯƠNG VĂN HƯNG says:

    Em kính chào VOT Partners,

    Em đọc hết các mục của trang Web và học hỏi được rất nhiều từ VOT Partners ạ. Em xin chân thành cảm ơn đội ngũ admin rất nhiều.

    Em cũng rất hài lòng về ấn phẩm, cả về nội dung lẫn chất lượng. Có vấn đề nho nhỏ như các góp ý bên trên là 500 trang thấy hơi dài, đọc bằng máy tính cũng khá mệt mắt anh ạ. Nên độ dài mỗi ấn phấm anh xem có thể rút ngắn được thêm thì tốt còn dài bao nhiêu tùy ý admin vì em nghĩ cái đó tùy vào mỗi trường hợp ạ.

    Hơn nữa nếu admin cho ra nhiều ấn phẩm hơn trong lĩnh vực mà admin cho là có triển vọng, nhìn được xu hướng trước khi đám đông để độc giả góp nhặt được ý tưởng đầu tư thì càng tuyệt vời ạ.

    Mỗi ấn phẩm em thấy cũng mất nhiều thời gian công sức và kiến thức nên admin có thể tăng thêm giá bán em sẵn sàng ủng hộ thêm ạ.
    Em xin cảm ơn admin rất nhiều và kính chúc admin nhiều sức khỏe, bình an để chia sẻ nhiều kiến thức đầu tư hơn ạ. Em rất ngưỡng mộ admin cả về kiến thức lẫn tư duy và tinh thần cống hiến chia sẻ vì cộng đồng.

    Best Regards,

    • Đào Tuấn Anh
      Đào Tuấn Anh says:

      VOT Partners cám ơn bạn Hưng rất nhiều vì đã nhiệt tình ủng hộ cho team. Mong rằng các bài viết của team sẽ luôn mang lại nhiều góc nhìn giá trị cho bạn. Team cũng xin ghi nhận lời góp ý từ bạn và sẽ từng bước cải thiện ạ. Xin hãy đón chờ các bài viết mới của team nhé. Cám ơn bạn Hưng nhiều!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất: