fbpx

10 lưu ý trong phương pháp net-net của ông Benjamin Graham

Đã 86 năm kể từ năm 1934, khi cuốn sách ”kinh thánh đầu tư” là Phân tích chứng khoán (Sercurity Analysis) được xuất bản, bao nhiêu thế hệ đã xem đây là cuốn sách “gối đầu giường”. Hai ông Ben Graham và David Dodd đã đào tạo ra những người học trò xuất chúng và thành công nhất thế giới trong một khái niệm hẹp là “đầu tư giá trị”. Ngày nay phương pháp này vẫn được ứng dụng rộng rãi với những triết lý vượt thời gian, nhưng thời gian dài trôi qua nó cũng bộc lộ những nhược điểm vì phương pháp được đúc kết sau giai đoạn ông Ben Graham phải đối mặt với cuộc Đại suy thoái toàn cầu năm 1929, các triết lý dường như hướng về việc ngay cả khi mua một DN không tốt với giá đủ hời thì nhà đầu tư không phải lo sợ với những khoản “lỗ vĩnh viễn”. Cộng đồng đầu tư giá trị ngày này đã sử dụng, đúc kết và cải thiện những nhược điểm ấy qua thời gian và triết lý “giá trị” thực ra luôn vĩnh cửu và vẫn tồn tại trong mọi khía cạnh của cuộc sống chứ không riêng gì lĩnh vực đầu tư.

Xét riêng trong lĩnh vực đầu tư, ông Guy Spier đưa ra quan điểm về giá trị như sau “Giá trị chính là chất xúc tác của chính nó. Sự thật này chính xác khi mọi người nhìn vào một tình huống và nói, thứ này sẽ không bao giờ tăng giá, đó là lý do tại sao tài sản đó có giá rẻ”. Trong một tình huống cực đoan khác của các CEO – kiểm soát công ty bằng cách không trả cổ tức hoặc không mua lại cổ phiếu quỹ và đảo ngược một cách có hệ thống những giá trị của cổ đông vào các khoản lương thưởng. 
 
Dưới đây đúc kết 10 ý kiến chính được trích từ cuốn sách The Manual of Ideas để làm rõ một số nhược điểm trong phương pháp net -net:
 
1. Đầu tư theo “phong cách Graham” ban đầu sẽ chú ý mạnh mẽ tới giá cổ phiếu. Trừ khi giá trông có vẻ là một “món hời” dựa trên các số liệu về tài sản hữu hình, còn lại nhà đầu tư theo phong cách này sẽ không có “hứng thú”.
 
2.Nhà kinh tế học Eugene Fama và Kenneth French đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thị giá cổ phiếu và hệ số giá sổ sách/ vốn hóa. Họ tìm ra quy luật nhất quán rằng giá trị sổ sách/vốn hóa cao sẽ hiệu quả hơn so với trường hợp ngược lại.
 
3.“Chén thánh đầu tư (holy rail)” có thể sẽ không bao gồm những cổ phiếu có cả hai yếu tố: được bảo vệ bới những tài sản giá trị trên bảng cân đối và đồng thời lại có hiệu suất sinh lời trên vốn đầu tư cao. Sự kết hợp hai yếu tố này hầu như là không thể ngoại trừ một công ty đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn trong ngắn hạn.
 
4. Bằng cách ưu tiên phân phối tiền mặt lại cho cổ đông, những mô hình kinh doanh có hiệu suất thấp có thể mang lại cho nhà đầu tư một hiệu suất sinh lời tốt, với điều kiện việc mua cổ phiếu diễn ra thuận lợi (tức là dùng tiền được phân phối về tái đầu tư lại vào cổ phiếu).
 
5. Nhà đầu tư có thể đánh giá quá giá trị thanh lý của công ty, sự thật là những mô hình kinh doanh đang chết đi có thể ẩn chứa những sự thật “bất ngờ”.
 
6. Chấp nhận sự không thoải mái có thể mang lại phần thưởng, vì thông thường những cổ phiếu đang giao dịch trong sự sợ hãi thường có định giá thấp không tưởng.
 
 
7. Khi chúng ta đầu tư vào những công ty giàu tài sản nhưng khả năng sinh lời thấp, thời gian kéo dài có thể chống lại chúng ta. Miễn là ban quản trị tiếp tục nắm giữ tài sản và tái đầu tư tại mức lợi suất thấp, cổ đông sẽ kiếm được mức sinh lời bình thường mặc dù mua với giá hời. Kết quả là, “chất xúc tác” là nhân tố cần xem xét.
 
8. Doanh nghiệp được giao dịch tại mức giá chiết khấu sâu vẫn có khả năng phá hủy giá trị của cổ đông. Dường như không phải việc “thông minh” nếu phân bổ một lượng vốn lớn vào những DN này, thậm chí khi nó hứa hẹn một mức sinh lời lớn.
 
9. Một vài xem xét đối với phương pháp theo phong cách Graham – tìm kiếm một danh sách các ứng viên có tỷ suất đánh bại thị trường. Mua cổ phiếu quỹ, người nội bộ mua vào và tiền mặt thặng dư trong khi vốn lưu động sụt giảm có thể là những nhân tố được sử dụng để tìm kiếm.
 
10. Khi chúng ta đánh giá một công ty chỉ dựa trên các giá trị sẵn có một cách chắn chắn trên Bảng cân đối kế toán, rủi ro là những tài sản này sẽ “xói mòn” theo thời gian. Ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị vốn cổ phần trong tương lai.
 
 The Manual of Ideas – Tác giả John Mihaljevic (chủ tịch của MOI Global).

Đăng ký nhận thông tin mới nhất



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất: