Không đủ khả năng để dự đoán được tương lai là thứ mà tôi đã đề cập trong nhiều năm, nhưng bây giờ tôi quyết định sẽ tách riêng phần này ra thành 1 phần trong bản memo. Ở nhà 2 tháng tôi cũng đã có rất nhiều thời gian giống như những người khác. Và đây là điều tốt bởi vì việc đưa những suy ngẫm triết học xuống giấy khó hơn nhiều so với viết về những sự kiện hiện tại và điều nên làm với những sự kiện này.
Và trong khi tôi giải thích về chính bản thân mình, tôi xin thứ lỗi trước về số lượng kiến thức sẽ chia sẻ và độ dài của chúng –nhưng có rất nhiều điều thông thái mà tôi muốn chia sẻ.
Tất cả những điều chúng ta không biết
Như mọi người đều biết, hiện tại chúng ta đang trải qua giai đoạn chưa từng thấy (có tính ngoại lệ cao), liên quan tới 4 vấn đề sau: đại dịch, sự trì hoãn kinh tế, giá dầu sụt giảm, sự phản hồi từ Fed. Vì thế những sự xem xét khiến tương lai không thể đoán định được trong những ngày này:
- Những ngành nghề kinh tế hỗn loạn và thiếu chính xác và có một số lý do thuyết phục để gọi chúng là “khoa học ảm đạm (the dismal science)”. Không giống như một sự thật khoa học như vật lý, trong lĩnh vực kinh tế không có quy luật nào để người ta tính toán được một cách nhất quán để cho ra những kết quả sẵn có, như kiểu “nếu là a sau đó là b”. Có một số mẫu hình (patterns) có xu hướng lặp lại và trong khi chúng có thể là quá khứ, có tính logic, được quan sát thường xuyên, nhưng chúng vẫn chỉ là những khuynh hướng (tendencies).
- Trong một số những bản memos gần đây, tôi đã đề cập tới Marc Lipstich, giáo sư của nghiên cứu về dịch bệnh tại trường đại học Harvard’s T.H Chan School Public Health. Trong phiên bản hệ thống cấp bậc của tôi, có (a) sự thật, (b) suy luận logic từ kinh nghiệm quá khứ và (c) là những dự đoán. Bởi vì sự thiếu chính xác trong kinh tế, không có sự thật chắc chắn nào về triển vọng kinh tế tương lai. Những nhà kinh tế học và nhà đầu tư đưa ra những dự đoán từ những mẫu hình trong quá khứ, nhưng những thứ này không đáng tin và tôi nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, những phán xét của họ đều đưa vào mục “dự đoán”.
- Những ngày này, tôi thường tự hỏi những câu hỏi như “sẽ có sự phục hồi hình chữ V hay U hay W hay chữ L?”. “Những cuộc khủng hoảng nào mình đã trải qua và cuộc khủng hoảng nào sẽ giống nhất với lần này?”. Việc trả lời những câu hỏi này yêu cầu sự hồi tưởng lại về quá khứ.
- Những sự ngoại lệ được liệt kê ở phía trên, tuy nhiên có ít hoặc không có sự kiện lịch sử nào tương đương với ngày hôm nay. Điều đó có nghĩa rằng, không có mẫu hình quá khứ nào xảy ra lại hay được ngoại suy từ những sự kiện đó. Như tôi đã nói, nếu bạn chưa từng trải qua một số thứ giống như vậy trước đó, bạn không thể nói rằng bạn biết điều gì sẽ xảy ra.
- Trong khi những sự việc đang tiến triển trong những ngày gần đây khiến việc dự báo khó khăn bất thường. Sự hiện diện của 4 nhân tố tại 1 thời điểm dường như là khó có thể xảy ra. Thêm vào đó việc hiểu từng nhân tố trong 4 nhân tố trên, chúng ta không thể chắc chắn chúng sẽ phản ứng như thế nào. Ví dụ:
Chúng sẽ là những con số khổng lồ tác động đa dạng tới các chương trình Fed/Treasury như nợ thế chấp, tài trợ, kích thích và mua lại trái phiếu bổ sung để bù trừ với những thiệt hại chưa từng thấy cho nền kinh tế mà khi chống lại đại dịch Covid-19?
Việc mở cửa trở lại sẽ đưa hoạt động của nền kinh tế tới mức độ nào và việc mở cửa sẽ là nguyên nhân cho việc tái lây nhiễm mở rộng trở lại và một chương trình đóng cửa mới?
Đối với các nhà đầu tư, tương lai được xác định bằng hàng nghìn nhân tố, ví dụ như hoạt động nội tại của các nền kinh tế, tâm lý của kẻ nhập cuộc, sự kiện ngoại sinh, hành động của chính phủ, thời tiết hoặc những dạng khác của sự ngẫu nhiên. Như vậy, vấn đề là có quá nhiều biến. Minh họa tình huống hiện tại với 1 trong 4 nhân tố (Covid-19, nền kinh tế, giá dầu và Fed), và xem xét chỉ 1 thứ: dịch bệnh. Bây giờ hãy nghĩ về những câu hỏi xung quanh nó:
- Bao nhiêu người đã nhiễm bệnh, bao gồm cả những người không có triệu chứng?
- Bao nhiêu người tiếp xúc lây bệnh từ những người đã nhiễm bệnh?
- Mức độ khoảng cách và loại khẩu trang nào có thể ngăn chặn sự lây lan?
- Các trường hợp nặng, nhẹ hoặc không có triệu chứng? Tại sao?
- Liệu nguồn cung đồ bảo hộ cho nhân viên y tế, giường bệnh và máy thở có đầy đủ không?
- Một phương án điều trị mới sẽ được phát triển? Ở mức độ nào đó sẽ giúp quá trình phục hồi nhanh hơn và ngăn ngừa tử vong?
- Liệu những người đã mắc bệnh sau khi phục hồi thì sẽ miễn dịch? Khả năng miễn dịch của họ là mãi mãi?
- Virus có đột biến sang dạng mới không và việc miễn dịch bao gồm những hình thức khác?
- Có khả năng tiêm kháng thể để ngăn ngừa sự truyền nhiễm không?
- Có bao nhiêu người phải được cách ly để ngăn ngừa khả năng dịch bệnh lan rộng hơn?
- Sự giãn cách xã hội sẽ trì hoãn thành tựu đạt được của sự miễn dịch cộng đồng (herd immunity),? phương pháp của Thụy Điển có tốt hơn không?
- Khi nào vaccine sẽ được bào chế? Mất bao lâu để sản xuất và chuyển đến được những người có nhu cầu dùng? Nước Mỹ đang đứng ở đâu trong việc này?
- Bao nhiêu người sẽ từ chối tiêm phòng? Tác động của việc này?
- Việc tiêm phòng có phải thực hiện lại hàng năm hay không?
- Virus sẽ chống chịu được với thời tiết ẩm và ấm áp?
- Virus sẽ ở với loài người mãi mãi hay nó được kiểm soát chỉ như “một bệnh cảm cúm theo mùa”?
Tôi đang đi đâu thế này? Quan điểm của tôi là rất ít người có thể cân bằng được tất cả sự xem xét này để tìm ra những rủi ro tổng thể. Và đó chỉ là Covid-19. Nào bây giờ hãy nghĩ về rất nhiều câu hỏi thuộc về 3 nhân tố còn lại. Ai có thể trả lời rất nhiều những câu hỏi này, đưa ra những câu trả lời có giá trị, xem xét những quyết định của họ, đưa ra những tỷ trọng hợp lý với nhiều sự xem xét về tính nền tảng dựa trên mức độ quan trọng của chúng và xử lý chúng để đưa ra 1 kết luận hữu ích liên quan tới tác động của virus? Điều này cần một trí tuệ siêu phàm để giải quyết đồng thời tất cả những nhân tố và đưa tới 1 kết luận tốt hơn những kết luận của hầu hết mọi người (tôi tin rằng máy tính cũng không thể làm được, đặc biệt đối với các quyết định được đưa ra trước những yêu cầu chưa có tiền lệ).
Thử thách nằm ở việc cố gắng ở trên mức trung bình trong việc dự báo tương lai. Tại sao điều này là quá khó?
Trước hết, dự báo là một đấu trường đầy sự cạnh tranh. Sự tranh cãi của việc khó khăn trong dự báo tốt hơn người khác tương tự như những tranh cãi về thị trường hiệu quả (và theo đó là giới hạn của việc quản lý chủ động). Hàng nghìn người cố gắng, tương tự, họ không phải là “những bộ suits rỗng”. Rất nhiều người họ được giáo dục tốt, thông minh, chăm chỉ, nhiều năng lượng và có khả năng đánh giá một lượng lớn các dữ liệu dựa trên sức mạnh của máy tính. Đây là điều không dễ dàng để vượt qua mức trung bình.
Thêm vào đó, khi mà kinh tế học thiếu chính xác, phản khoa học và thiếu nhất quán trong chức năng của chúng, như đã mô tả phía trên, không thể có phương pháp hay quy trình xử lý cho việc dự báo có thể hoạt động một cách nhất quán. Để giả định sự ngẫu nhiên, tôi nói rằng nếu tôi tốt nghiệp trường kinh doanh, tôi được đề xuất 1 ngân sách khổng lồ, một đội ngũ các tiến sỹ và ngân sách tài chính xa hoa để dự báo việc tung đồng xu trước mỗi trận đá bóng ngày chủ nhật, tôi có thể sẽ thất bại. Không ai có thể thể dự đoán điều gì mang nặng ảnh hưởng của sự ngẫu nhiên và sự không quán khác.
Bây giờ hãy xem xét khả năng khả năng có thể đưa ra 1 kết luận đặc biệt khó trong giai đoạn stress như ngày nay:
Những tiến bộ trong ngành khoa học thần kinh gần đây gợi ý rằng chúng ta sẽ không hơn gì những cái máy suy luận (inference machines) với nhiều cấp độ biến phức tạp trong việc làm thế nào chúng ta giải thích những suy nghĩ. Nói cách khác, chúng ta sử dụng nhiều mẫu hình dự đoán như việc mà chúng ta thực hiện trong cuộc sống hàng ngày hay điền vào chỗ trống trong 1 bài tường thuật không đầy đủ.
Điều này đặc biệt đúng trong thời gian stress, như rất nhiều quy trình xử lý não bộ kiểm soát phản ứng của chúng ta được liên kết với một công cụ tìm kiếm khẩn cấp nhằm đưa ra những mẫu hình nhằm xác định những bước đi (moves). Đây là những phản ứng nhanh (snap) của chúng ta trong khủng hoảng tài chính –kinh tế và tại sao chúng ta bám vào các biểu đồ hình V, U hay L của việc phục hồi, giữa nhiều hình dạng khác.
Nhưng, trong những môi trường bị trật khớp (dislocated enviroments), chúng ta nhận thấy những giới hạn nghiêm trọng của phương pháp này.
Hãy nhìn vào môi trường hiện tại, với sự gián đoạn trong cung, cầu sức khỏe và căng thẳng thanh khoản, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng dựa trên đại dịch cúm Tây Ban Nha, động đất Fukushima và những thành tố trong cuộc khủng hoảng năm 2008, lấy ví dụ. Nhưng những sự kiện được đưa ra trước trong một hoàn cảnh cụ thể, chúng ta có thể đi tới những kết hợp vô tận những bài học từ những sự kiện này.
Như 1 vấn đề của sự thật, trong sự so sánh side-by-side của rất nhiều những dự báo kinh tế, thậm chí một số giả định tương tự lại đưa ra những kết quả rất khác nhau về việc diễn biến của cuộc khủng hoảng. Đây có thể là trường hợp “Anna Karenmina principal” chỉ ra bởi giáo sư Yossi Sheffi tại học viện MIT. Diễn giải Tolstoy, trong khi nền kinh tế thịnh vượng đều giống nhau, mỗi nền kinh tế lại không thịnh vượng theo những cách khác nhau.
Chúng ta không thể giả định rằng câu trả lời cho sức khỏe cộng đồng hay sự can thiệp tài chính sẽ giống nhau qua những hoàn cảnh khác nhau đáng kể. Gốc rễ nguyên nhân của những sai lầm là nhìn vào kết quả trung bình trong quá khứ. Nhưng thực tế lại không giống như vậy. (Juan –Luis Perez, trưởng phòng nghiên cứu, Evidence Lab and Analystics, tại UBS, tạp chí Financial Times, 22 tháng 4, nhấn mạnh thêm vào).
Vì vậy việc dự báo là rất khó vì nhiều nguyên nhân, bao gồm những hiểu biết giới hạn của chúng ta về quá trình tạo ra tương lai, bản chất sai lệch của chúng, sự thiếu sót của yếu tố lịch sử chưa có tiền lệ, việc không dự đoán được hành vi của con người và vai trò của sự ngẫu nhiên, và những điều khó khăn này bị làm trầm trọng hơn bởi tình huống bất thường ngày hôm nay.
Nhà tư vấn kinh tế cao cấp Neil Irwin đã tập hợp tất cả lại rất tốt trong tạp chí New York Times vào ngày 16 tháng 4:
- Nền kinh tế toàn cầu là những kết nối vô cùng phức tạp. Mỗi chúng ta đều có một loạt những chuỗi tương giao về kinh tế trực tiếp mà chúng ta có thể thấy: những cửa hàng mà chúng ta mua hàng hóa, ông chủ trả tiền lương cho chúng ta, ngân hàng cho chúng ta vay mua nhà. Nhưng một khi bạn đánh mất 2 hoặc 3 cấp độ, thực sự không có khả năng để biết với sự tự tin cao về việc những kế nối này sẽ hoạt động thế nào.
- Và chính vì vậy, lần lượt, thể hiện những điều gì đáng lo ngại về về khủng hoảng kinh tế đi kèm với sự lây lan của virus corona.
- Trong những năm kế tiếp, chúng ta sẽ học được điều gì xảy ra khi mạng lưới đó bị xé toạc ra, khi hàng triệu những kết nối bị hủy hoại cùng 1 lúc. Và nó mở ra khả năng của một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác so với những gì chiếm ưu thế trong những thập kỷ gần đây.
Tôi không thể đồng ý hơn với những gì Irwin nói. Hay, sử dụng một trong những câu trích dẫn yêu thích nhất của tôi từ John Kenneth Galbraith:
Chúng ta có 2 thể loại nhà dự báo: Những người không biết –và những người không biết họ không biết (Those who don’t know – and those who don’t know they don’t know).
Trong khi tôi đang ở trong chủ đề trích dẫn yêu thích, tôi sẽ tận dụng cơ hội này để chia sẻ với những người khác về chủ đề mà tôi đã lưu lại qua các năm (tôi nghĩ câu đầu tiên là tuyệt vời nhất mọi thời đại):
Không có sự ngụy biện nào làm mất đi sự thật rằng rằng tất cả những kiến thức bạn biết đều là quá khứ và tất cả những quyết định của bạn là cho tương lai –Ian E. Wilson (former Chairman of GE).
Con người có thể thấy trước tương lai chỉ khi nó xảy ra trùng hợp với điều ước của họ, và hầu hết các sự thật hiển nhiên có thể bị bỏ qua khi chúng không được chào đón –George Orwell.
Các nhà dự báo tạo ra ảo ảnh rằng tương lai có thể biết trước được. –Peter Bernstein
Tôi không bao giờ nghĩ về tương lai –nó sẽ đến đủ sớm – Albert Einstein
Bạn sẽ biết tương lai đến khi nó đến, trước đó, hãy quên nó đi –Aeschylus.
Những nhà dự báo nói cho chúng ta biết về họ nhiều hơn là về tương lai –Warren Buffett.
Tôi nghĩ bạn đã rõ về quan điểm. Tôi dường như đang ở trong 1 công ty tốt với niềm tin rằng tương lai là không biết trước được.
Sau khi đưa ra khẳng định đó, tôi đã thừa nhận rằng đó là một sự khẳng định đơn giản hóa quá mức và hầu như không chính xác. Có một số thứ thực sự chúng ta sẽ biết về nền tương lai của nền kinh tế vĩ mô. Vấn đề nằm ở đây, hầu như, những thứ này ai cũng biết cả. Lấy ví dụ sự thật rằng GDP của nước Mỹ tăng trưởng khoảng 2% trung bình một năm, tiêu thụ dầu (heating oil) tăng trong mùa Đông, và những deal shopping tuyệt vời đang di chuyển lên on-line. Nhưng khi mọi người đều biết về những thứ này, chúng dường như không hữu ích trong việc đạt được kết quả cao hơn mức trung bình. Như tôi mô tả trước đó, thứ mà hầu hết mọi người trông đợi sẽ xảy ra –dự báo đồng thuận (consensus forecasts) –được xác định kết hợp vào trong giá tài sản tại bất kỳ thời điểm nào. Khi tương lai thường xảy ra giống quá khứ, hầu như các dự báo –và đặc biệt là dự báo vĩ mô – là việc ngoại suy của những xu hướng gần đây cùng với tình hình hiện tại, hầu hết những dự báo của mọi người gần đúng. Nhưng bởi vì nó đã phản ánh vào giá chứng khoán, hầu hết những điều ngoại suy lại không phải là nguồn gốc cho những kết quả trên mức trung bình.
Vì vậy, tôi tóm tắt lại: (a) chỉ có những dự báo về chính xác về một tương lai rất khác mới có giá trị. (b) rất khó để dự báo kiểu như vậy, (c) những dự đoán độc đáo như vậy hiếm khi đúng, (d) như thế rất khó để trở thành người dự báo trên mức trung bình, và chỉ có những dự báo trên mức trung bình mới tạo ra kết quả trên mức trung bình.
Vì vậy, có một câu hỏi hóc búa:
Tuy nhiên, theo những logic phía trên, dự báo vĩ mô không được trông đợi để tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình.
Và họ tiếp tục cố gắng dự đoán các sự kiện tương lai –và ngành công nghiệp đầu tư sản xuất ra một lượng lớn các dự báo.
Như tôi đã trình bày trong các bản memo gần đây, tôi cảm thấy quy trình xuyên suốt mà hầu hết chúng ta đi đến quan điểm về tương lai lại phản ánh sự thiên vị (bias) cao của chúng ta. Thông thường có sự thiết sót lớn giữa việc lạc quan và bi quan ở thời điểm này –và sự bất khả thi trong việc lựa chọn giữa hai điều này dựa trên những sự thật (facts) và lịch sử có tiền lệ (historical precedents) – và cả khi không có tiền lệ –tôi tiếp tục suy nghĩ về vai trò của sự thiên vị.
Một trong những lỗi lớn nhất của nhà đầu tư có thể mắc phải là việc phớt lờ và từ chối sự thiên vị của anh ta. Nếu có những tác động khiến quy trình của chúng ta ít khách quan hơn, chúng ta nên đối mặt với những sự thật này để tránh đi việc bị giam cầm bởi chúng.
Những thành kiến của chúng ta có thể ngấm ngầm, nhưng chúng có khả năng gây tác động đáng kể. Khi tôi đọc những chủ đề về việc sẽ khó khăn như thế nào nếu cung cấp đầy đủ việc thử nghiệm (testing) cho Covid19 hay để hỗ trợ cho những Doanh nghiệp nhỏ, tôi cảm thấy vui khi quan điểm cảnh giác của tôi được củng cố, và tôi thấy dễ dàng để kết hợp những thứ này vào suy nghĩ của tôi. Nhưng khi tôi nghe về lợi ích của việc mở cửa lại nền kinh tế hay khả năng của miễn dịch cộng đồng (herd immunity), tôi thấy điều này dễ dàng dẫn tới việc đưa ra những phản biện khiến tôi lo lắng. Đây là một ví dụ rất rõ ràng của “thiên vị xác nhận (confirmation bias)” trong công việc.
Khi mà chúng ta hình thành một quan điểm, chúng ta thu thập thông tin để xác nhận rằng quan điểm này bị phớt lờ hay từ chối, thông tin sẽ được thu thập theo hướng này. Thiên kiến xác nhận gợi ý rằng chúng ta không nên nhận thức (perceive) tình huống 1 cách chủ quan. Chúng ta đưa ra 1 chút dữ liệu khiến chúng ta cảm thấy thoải mái bởi vì chúng xác nhận định kiến của chúng ta. Như vậy, chúng ta trở thành tù nhân (prisoner) cho những giả định của chúng ta. (Sharam Heshmat, Psychology Today, 23/4/2015).
Như Paul Simon đã viết 50 năm trước cho ca khúc The Boxer, “…người ta muốn nghe thứ mà người ta muốn nghe và coi thường phần còn lại”.
Trong khi tôi đã không biết đặt tên như thế nào cho nó, tôi vẫn đang chú ý đến những sự thiên vị của tôi. Trong bản memo gần đây nhất, tôi kể câu chuyện 50 năm về trước, khi tôi đang là nhà phân tích thiết bị văn phòng của Citibank, khi được hỏi về ai là nhà phân tích của bên bán (sell-side) tốt nhất trong Xerox. Câu trả lời của tôi đơn giản là “Người mà đồng tình với quan điểm của tôi nhất là những người như vậy”. Hầu hết mọi người không thích nghĩ nhiều về những người có quan điểm trái chiều với chúng ta. Vì vậy khi chúng ta nghĩ về những nhà kinh tế học mà chúng ta trích dẫn, những nhà đầu tư mà chúng ta tôn trọng, và nơi mà chúng ta thu thập thông tin, có khả năng những quan điểm của chúng ta tương đồng với họ.
Dĩ nhiên, đưa đến 1 thái cực, điều này dẫn tới kết quả kém may mắn, phân tán những điều mà chúng ta tìm thấy đối với đất nước Mỹ ngày nay. Những tổ chức tin tức nhận ra nhiều thập kỷ trước rằng con người sẽ tiêu thụ (consume) những câu chuyện mà xác nhận quan điểm của họ hơn là thử thách họ (hoặc là những quan điểm trung lập). Một số người theo dõi những phương tiện truyền thông phản ánh những thông tin đa dạng. Hầu hết mọi người đều dính vào (stick) một tờ tạp chí, một kênh truyền hình hay website về chính trị. Và chỉ một số ít trong họ công bằng thể hiện 2 mặt của một câu chuyện. Như vậy hầu hết những gì mọi người nghe là 1 phiên bản của tin tức hoàn toàn không giống với những gì được nghe từ phía bên kia của cuộc tranh luận. Khi tất cả sự thật và ý kiến bạn nghe xác nhận niềm tin của bạn, đời sống tinh thần sẽ rất thoải mái nhưng không phong phú lắm.
Điều gì là lý tưởng? Một sự bình tĩnh, tâm trí mở và một quy trình khách quan. Tất cả chúng ta sẽ tốt hơn nếu những thứ đó được phổ cập?
Trước tiên, nếu chúng ta thoát ra ngoài –việc đầu tư so với phần còn lại (những người khác), chúng ta cần 1 kế hoạch. Có rất nhiều tuyến đường có thể dẫn tới sự thành công dựa trên quy trình nghiên cứu của bạn: nghiên cứu sâu vào công ty, ngành nghề và các loại chứng khoán, giao dịch chênh lệch (arbitrage), đầu tư theo thuật toán (Algorithmic investing), đầu tư theo nhân tố (factor investing), các chỉ số…Nhưng tôi đã đúng về sự khó khăn trong việc dự báo vĩ mô, hầu hết mọi người không nên thực hiện nó.
Thứ hai, và khả năng quan trọng hơn, tin tưởng quá mức vào việc dự báo sẽ gây hại cho sức khỏe tài chính của bạn. Không gì hay hơn câu trích dẫn được gán là của Mark Twain, nhưng cũng có một vài người khác cũng được cho là tác giả câu này:
Không chỉ những gì bạn không biết khiến bạn gặp rắc rối. Mà còn là những gì bạn biến chắc sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng tương tự.
Thêm 1 vài ý nữa, nhưng đều là sự thông thái tuyệt vời. Không có báo cáo nào bắt đầu với cụm từ “Tôi không biết nhưng…” hay “tôi có thể sai nhưng…” có thể khiến mọi người rơi vào sự rắc rối lớn. Nếu chúng ta thừa nhận sự không chắc chắn, chúng ta sẽ điều tra (investigate) trước khi mà chúng ta đầu tư, double-check kết luận của chúng ta và cẩn trọng trước. Chúng ta có thể ít lạc quan khi đang trong giai đoạn thuận lợi, nhưng chúng ta cũng sẽ không bùng cháy hoặc là tan chảy. Nói cách khác, người mà chắc chắn có thể gặp phải những thứ đó, và nếu họ chắc chắn và họ sai lầm, như câu trích dẫn là gợi ý, kết quả có thể thảm khốc (cantastrophic).
Đầu tư là quá trình thử thách theo cách này, hoặc là theo nhiều cách khác. Nhà đầu tư chủ động cần sự tự tin. Yale’s David Swensen nói là cũng có thể nói rằng (đây là lý do tại sao tôi thường nhắc lại câu trích dẫn này trong các bản memos và các cuốn sách):
Việc thiết lập và duy trì một hồ sơ đầu tư xuất chúng yêu cầu việc chấp nhận với một danh mục đầu tư không thoải mái, thứ mà thường xuyên xuất hiện hết sức thiếu thận trọng trong mắt của những người có trí tuệ bình thường. (Pioneering Portfolio Management).
Để làm tốt hơn hầu hết mọi người, bạn phải tách mình khỏi đám đông. Như tôi đã nói trong bản memo ngày 6/4 Calibrating, enchoing Swensen, tất cả những khoản đầu tư tuyệt vời đều bắt đầu bằng sự không thoải mái, khi những thứ mà mọi người thích và cảm thấy tốt về nó thì gần như không thể mặc cả (bargain counter). Nhưng để đầu tư vào những thứ đang không được ưa chuộng– khả năng có rủi ro khi tách khỏi đám đông và gây ra những sai lầm lớn –hãy tự tin và giải quyết. Điều này cũng đòi hỏi sự tự tin để nắm giữ một vị thế khi nó sụt giảm, và có lẽ mua vào thêm tại những mức giá thấp hơn, trong giai đoạn trước khi sự thông thái của ai đó trở nên rõ ràng và biến họ thành người chiến thắng. Điều này cần sự tự tin để tiếp tục nắm giữ những khoản đầu tư được đánh giá cao mà bạn nghĩ sẽ vẫn có tiềm năng tăng giá, có nguy cơ bạn có thể từ bỏ một số khoản sinh lời khác cho đến ngày đó.
Nhưng khi sự tự tin dựa trên lý trí biến thành sự kiêu ngạo và cố chấp? Đây là câu hỏi chính. Nắm giữ và mua thêm cho những vị thế đang sụt giảm là một ý kiến tốt nếu những luận đề căn bản (underlying thesis) là đúng và những thứ cuối cùng cũng sẽ xảy ra như mong đợi. Nói cách khác, khi nào bạn chấp nhận khả năng là bạn sẽ sai?
Trong những ngày mới bắt đầu sự nghiệp đầu tư, tôi đã cảm thấy sự không chắc chắn. Nhưng tôi không nghĩ đây là điều tệ:
“Sợ hãi trong đầu tư” –một thuật ngữ ít quyến rũ hơn “áp dụng việc ngại rủi ro (risk aversion) một cách thích hợp” –sẽ thúc đẩy bạn phải làm thẩm định chi tiết (due diligence), đưa ra những giả định thận trọng, bao gồm một Biên an toàn (margin of safety) rộng trong trường hợp mọi thứ sai, và chỉ đầu tư khi lợi nhuận tiềm năng ít nhất tương xứng với rủi ro. Sự thật, tôi nghĩ lo lắng sẽ gia tăng (sharpens) sự tập trung của bạn. Sự lo sợ trong đầu tư sẽ dẫn tới việc mắc sai lầm ít hơn (mặc dù ở mức giá sẽ không tận dụng tối đa của thị trường giá lên (bull market)).
Khi tôi bắt đầu đầu tư vào trái phiếu lãi suất cao trong năm 1978, và khi Bruce Karsh và tôi lần đầu hướng tới thị trường nợ đang căng thẳng vào năm 1988, dường như rõ ràng là con đường đến với việc thành công lâu dài trong 1 số lĩnh vực không chắc chắn nằm trong việc giới hạn mức lỗi hơn là tối đa hóa mức lời. Phương pháp này cho phép chúng tôi vẫn tồn tại, trong khi rất nhiều đối thủ cạnh tranh đã không còn nữa.
Tôi có thể nói với bạn là khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo sau bởi sự phá sản của Ngân hàng Lehman Brothers, chúng tôi đã cảm thấy thực sự không chắc chắn. Nếu bạn chưa từng trải qua điều này, có gì đó sai sai với bạn, khi đã có một số khả năng có ý nghĩa, hệ thống tài chính sẽ sụp đổ. Khi chúng tôi bắt đầu mua, Bruce đến và nói với tôi rằng “tôi nghĩ chúng ta đi quá chậm” và ngày tiếp theo, “tôi nghĩ chúng ta đi quá nhanh”. Nhưng điều này đã không giữ anh ta lại trong việc đầu tư bình quân khoảng 450 triệu USD một tuần trong vòng 15 tuần của năm 2008. Tôi nghĩ khả năng của Bruce là vật lộn với những nghi ngờ của anh ta đã giúp anh ta đi đến những quyết định đúng trong đầu tư.
Chủ đề về việc đối mặt với những thứ mà bạn không biết đã mang cho tôi 1 cụm từ mà tôi đã vượt qua một vài năm về trước và suy nghĩ nó rất quan trọng: sự khiêm tốn của trí tuệ (intellectual humility).
IH có thể tách biệt khỏi sự thiếu chắc chắn và sự tự tin thấp theo các cấp độ mà những người nắm giữ niềm tin của họ một cách cụ thể, bởi vì họ chú trọng rằng bằng chứng của những niềm tin này có thể dựa trên sự giới hạn hoặc thiếu sót mà họ thiếu những thông tin phù hợp hay họ không có chuyên môn và không có khả năng đánh giá những luận chứng (The Psychology of Intellectual Humility, Mark Leary, Duke University, emphasis added).
- Ở giữa giai đoạn đại dịch, hiểu biết đang thiếu sót. Chúng ta sẽ không biết bao nhiêu người bị nhiễm bệnh, bao nhiêu người sẽ bị. Chúng ta có nhiều điều để học về cách đối xử với những người bị bệnh – và làm thế nào để ngăn chặn sự lây nhiễm tới những người chưa bị. Có một số ý kiến bất đồng hợp lý về chính sách tốt nhất để theo đuổi, cho dù đó là về sức khỏe, kinh tế hay nguồn cung phân phối. Mặc dù các nhà khoa học trên toàn thế giới đang làm việc rất chăm chỉ để trả lời những câu hỏi này, những câu trả lời cuối cùng là một số cách.
- Một số thứ khác xét trong sự thiếu sót là nhận ra chúng ta đã biết ít như thế nào…
- Những biểu hiện thường xuyên của niềm tin tối cao thường khá kỳ quặc trong sự thiếu hiểu biết rõ ràng và không thể tránh khỏi của chúng ta về một sự đe dọa mới. Các vấn đề về sự quá tự tin, mặc dù vậy, nó ảnh hưởng đến hầu hết thời gian. Đó là theo các nhà tâm lý học nhận thức, người mà đã nghiên cứu hiện tượng này một cách có hệ thống trong vòng nửa thế kỷ. Tự tin quá mức được gọi là “ người mẹ của mọi thiên vị trong tâm lý”.
- Quan điểm không phải là những chuyên gia thực sự nên giữ vững niềm tin của họ hay họ nên không bao giờ nói ra với sự thuyết phục. Một số niềm tin tốt hơn được hỗ trợ bởi những chứng cứ hơn là những thứ khác, sau tất cả, và chúng ta không nên do dự để nói không. Quan điểm là những chuyên gia thực sự thể hiện bản thân họ với một mức độ hợp lý của sự tự tin –có nghĩa là một mức độ tự tin được phán xét bởi những chứng cứ có sẵn.
- So sánh với những điều mà bạn nghe trên TV chống lại 1 tweet từ nhà thống kê y tế Robert Grant: “Tôi đã nghiên cứu những thứ này tại trường Đại học, hoàn thành việc phân tích dữ liệu khoảng vài thập kỷ, có một vài bản viết hướng dẫn NHS (bao gồm một bản cho bệnh truyền nhiễm) và dạy nó cho các chuyên gia về sức khỏe. Đó là lý do tại sao bạn không thấy tôi đưa ra dự báo về coronavirus…”.
- Khái niệm về sự khiêm tốn trong nhận thức là…một đức tính trí tuệ. Điều này là có cơ sở trong việc nhận thức rằng kiến thức của chúng ta luôn luôn cần bổ sung và chưa hoàn thiện –và điều này có thể yêu cầu sự kiểm ra dưới ánh sáng của những bằng chứng mới. Grant đánh giá cao sự hiểu biết của chúng tôi trong những điều kiện khó khăn này; số khác thì không. Một sự thiết sót trong sự khiêm tốn về trí tuệ là 1 hành vi xấu xa – và nó là nguyên nhân đe dọa lớn tới cả cuộc sống cá nhân và những chính sách cộng đồng.
- Điều chỉnh sự tự tin của bạn có thể rất khó khăn. Như Justin Kruger và David Dunning đã nhân mạnh, kỹ năng nhận thức và siêu nhận thức của chúng tôi đan xen. Con người thiếu kỹ năng nhận thức được yêu cầu nhận 1 nhiệm vụ thông thường cũng thiếu những ký năng siêu nhận thức riêng để đánh giá hiệu suất của họ. Người bất tài thường có bất lợi gấp đôi, khi họ không chỉ bất tài mà còn không có nhận thức về điều này [Galbraith’s forecasters “who don’t know they don’t know”!]. Điều này có ý nghĩa ngay lập tức đối với các nhà khoa học nghiệp dư. Nếu bạn không có kỹ năng để thiết lập yêu cầu để làm mô hình nghiên cứu khoa học tiên tiến, bạn nên giả định rằng bạn không thể nói về một mô hình tốt từ những mô hình xấu.
- …Quan trọng nhất vào lúc này là học cách tách lúa mì ra khỏi vỏ – các chuyên gia đưa ra những thông tin từ những nguồn thông tin tốt từ những người gọi là charlatans –đưa ít nhưng định hướng sai. Vế sau của câu nói là điều đáng buồn phổ biến, một phần vì họ có nhu cầu nhiều hơn vào TV và trong các vấn đề chính trị. Điều này có thể khó để nói rằng ai là ai. Nhưng hướng sự chú ý tới việc tự tin của họ sẽ cung cấp được 1 đầu mối. Con người thể hiện bản thân của họ cực kỳ tự tin mà không có sự đánh giá về những thông tin phù hợp và kinh nghiệm và trải qua những yêu cầu rèn luyện để đánh giá nó có thể được phân loại là một trong những charlatans cho tới khi có thông báo mới.
- Một lần nữa, đây là điều tốt để có những ý kiến, và thể hiện bản thân họ trong cộng đồng – thậm chí với sự thuyết phục cao. Quan điểm là chuyên gia thực sự, không giống như charlantans, thể hiện bản thân họ theo cách mà phản ánh được những hạn chế của họ. Tất cả chúng ta muốn thực hiện điều gì nghiêm túc sẽ làm tốt để chứng minh đức tính khiêm nhường. (Eric Anger, Behavioral Scientist, April 13, emphasis added).
- Thế giới là một nơi không chắc chắn.
- Sự không chắc chắn ngày hôm nay nhiều hơn bất kỳ thời gian nào trong cuộc sống của chúng ta.
- Rất ít người biết điều gì đó về tương lai hơn là những người khác.
- Và các thương vụ đầu tư mà phần giao dịch còn lại nằm ở tương lai, có nghĩa là các nhà đầu tư có thể tránh đưa ra những quyết định về nó.
- Tự tin là không thể thiết trong đầu tư, nhưng quá nhiều có thể gây chết người.
- Chủ đề lớn hơn (thế giới, nền kinh tế, các thị trường, tiền tệ và lãi suất) càng ít khả năng có thể đạt được những kiến thức vượt trội.
- Thậm chí quyết định của chúng ta về những thứ nhỏ hơn (các doanh nghiệp, ngành nghề, chứng khoán) phải được dựa trên những giả định về những thứ lớn hơn, vì vậy chúng, tương tự, cũng không chắc chắn.
- Khả năng để deal 1 cách thông minh với sự không chắc chắn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất.
May 11, 2020
Link bản gốc của ông Howard Marks:
Bài viết mới nhất:
Góc lý thuyết Kiến thức đầu tư
Nguyên tắc để thành công (by Ray Dalio)
Nguyên tắc thành công (by Ray Dalio) Tiếng gọi phiêu lưu Trước khi bắt đầu [...]
Ngành Ngành logistics Nghiên cứu chuyên sâu
Để Logistics phát triển: Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa (Case study: TMS)
BÁO CÁO ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ NGÀNH LOGISTICS THIÊN THỜI – ĐỊA LỢI – NHÂN [...]
2 Comments
Nghiên cứu chuyên sâu Ngành Ngành nước
Mặt trái ngành nước và Ba yếu tố tạo nên sự vượt trội (Case Study: Biwase – BWE)
Trong rất nhiều sản phẩm và dịch vụ kinh doanh, căn cứ vào mức độ [...]
8 Comments
Góc lý thuyết Tủ sách đầu tư
Giá trị của “dĩ bất biến” và “ứng vạn biến”
Điều quan trọng duy nhất mà một tổ chức Cần luôn kiên định chính là [...]
Góc lý thuyết Tủ sách đầu tư
Trích đoạn nhìn nhận về giá trị doanh nghiệp Starbucks
Phố Wall chỉ xác định giá của một công ty, chứ không phải giá trị [...]
Nghiên cứu chuyên sâu Ngành Ngành bán lẻ
Tiêu chí tạo nên lợi thế cạnh tranh của nhà bán lẻ thực phẩm (Case Study: Bách hóa xanh)
Bài nghiên cứu chuyên sâu này sẽ cho bạn một góc nhìn đầu tư trông [...]
Góc lý thuyết Tủ sách đầu tư
ĐO LƯỜNG RỦI RO
Tôi chắc chắn rằng chúng ta cũng đồng ý rằng các nhà đầu tư nên [...]
Góc lý thuyết Tủ sách đầu tư
Tính cách của Nhà đầu tư thực sự!!
Trích trong cuốn: “Phương pháp đầu tư Warren Buffett” của tác giả Robert G. Hagstrom [...]
Góc lý thuyết Tủ sách đầu tư
Li Lu chia sẻ kiến thức chuyên sâu về đầu tư giá trị
(Trích từ chương trình Nhà đầu tư triệu phú) Kính gửi tất cả mọi [...]
Góc lý thuyết Tủ sách đầu tư
CHÚC MỪNG SINH NHẬT ÔNG WARREN BUFFETT 30/8/1930 – 90 TUỔI
WARREN BUFFETT VỚI KHOẢN TIỀN CẮT TÓC CÓ GIÁ 300.000 USD Vị chủ tịch [...]