fbpx

Tổng quan ngành gỗ cao su và gỗ Đức Thành (Phần I)

I. Giới thiệu tổng quan

Tiền thân là cơ sở gỗ Tam Hiệp thành lập năm 1991, bắt đầu thành lập pháp nhân vào năm 1993 với vốn điều lệ 105 triệu đồng và chuyển đổi thành Công ty Cổ phần vào năm 2005 với số vốn điều lệ tăng lên hơn 5 tỷ đồng và 20 cổ đông. Sớm ý thức được tầm quan trọng về chất lượng sản phẩm, Công ty đã có được chứng chỉ về chất lượng ISO 9001:2000 vào năm 2001. Hai năm tiếp theo Công ty tiến hành tăng vốn điều lệ lên trên 25 tỷ đồng để khánh thành nhà máy thứ hai tại Phan Huy Ích, Gò Vấp. Năm 2005 được quỹ Mekong Capital rót vốn 1,35 triệu đô nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 49 tỷ đồng để khánh thành nhà máy thứ ba tại Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, tổng mức đầu tư ban đầu của nhà máy này là khoảng 2 triệu đô. Sau đó quỹ Mekong Capital rót thêm 400 nghìn đô, công ty dời nhà máy tại quận Gò Vấp sát nhập vào nhà máy ở Bình Dương. Năm 2007, quỹ PENM quản lý bởi Bankinvest rót thêm 2 triệu USD nâng vốn điều lệ lên hơn 71 tỷ đồng. Bước tiến lớn của Công ty cũng chứng tỏ giai đoạn thành công trước đó là việc niêm yết trên sàn Hose, quỹ Mekong thoái vốn theo điều lệ và Tập đoàn Cao su nhảy vào đầu tư năm 2009. Tổng vốn điều lệ tính tới năm 2009 đạt hơn 103 tỷ đồng. Tháng 12/2012 công ty mở rộng nhà máy tại Bình Dương lên thêm 8.000 m2 nâng tổng diện tích nhà xưởng lên 38.000 m2, công suất gỗ thành phẩm 6.000 m3/năm.

II. Cơ sở vật chất và năng lực hiện tại

Tổng công suất thiết kế của hai xưởng hiện là 8.500 m3/năm tuy nhiên thực tế lượng cung gỗ ra thị trường có thời điểm đạt gấp đôi con số này, bình quân 10 năm trở lại đây mỗi năm GDT cho ra thị trường khoảng hơn 12.000 m3 gỗ với nhiều mẫu mã sản phẩm đa dạng, ban lãnh đạo có ý định mở rộng nhưng chưa có kế hoạch chi tiết cho việc này.

Lực lượng lao động chính là các công nhân phân xưởng như: tổ mộc, tổ chà nhám, bao bì, véc ni sơn, in lụa…và nhân viên văn phòng các bộ phận như: vật tư, kỹ thuật, sản xuất. Còn lại là khoảng 15 người chủ chốt trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Khối nhân sự, Kế toán, Kỹ thuật và Sản xuất.

Tổng công suất thiết kế của hai xưởng hiện là 8.500 m3/năm tuy nhiên thực tế lượng cung gỗ ra thị trường có thời điểm đạt gấp đôi con số này, bình quân 10 năm trở lại đây mỗi năm GDT cho ra thị trường khoảng hơn 12.000 m3 gỗ với nhiều mẫu mã sản phẩm đa dạng, ban lãnh đạo có ý định mở rộng nhưng chưa có kế hoạch chi tiết cho việc này.

III. Cơ cấu, hệ thống phân phối

Xét theo thị trường thì 85% cơ cấu doanh thu tập trung vào việc xuất khẩu theo các đơn hàng từ phía các đối tác nước ngoài lâu năm. 15% còn lại trong nội địa phân phối qua hệ thống bán lẻ:

  • Hàng xuất khẩu đi 50 quốc gia chủ yếu tại khu vực Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh, Pháp, Mỹ.
  • Hàng nội địa phân phối qua 1.217 điểm bán hàng trong đó chủ yếu qua các điểm bán lẻ, cửa hàng và trung tâm, thương mại – siêu thị. Công ty có 1 Showroom mang thương hiệu Win Win Toys nằm trên đường Lý Tự TrọngQuận 1 khai trương năm 2009 tại Phú Nhuận và dời về đây.

Xét theo nhóm hàng thì cơ cấu năm 2018 như sau:

IV. Sơ lược về ngành gỗ cao su Việt Nam

4.1 Chuỗi giá trị ngành gỗ cao su

  • Nhóm cung cấp nguyên liệu: hộ gia đình trồng cao su tiểu điền, các DN nhà nước tư nhân trồng cao su đại điền và các DN nhập khẩu. Các cơ sở chế biến trực thuộc Tập đoàn cao su mua gỗ với hình thức đấu thầu (giá đầu thầu dựa trên 30% lượng gỗ, ưu tiên bán trong tập đoàn), còn lại DN tư nhân hộ gia đình theo thỏa thuận.
  • Thương lái: thu mua gỗ bán lại cho cơ sở chế biến.
  • Cơ sở tinh chế và chế biến: Phục vụ xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa
  • Doanh nghiệp xuất khẩu: mua thành phẩm từ cơ sở chế biến. Năm thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lần lượt là Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Canada.

 Giá trị xuất khẩu toàn ngành:

Giá trị nhập khẩu toàn ngành:

Giá trị xuất khẩu năm 2018 của ngành gỗ đã vượt giá trị ngành thủy sản, trong đó các mặt hàng chủ yếu liên quan tới đồ nội thất, bàn ghế, riêng hàng gia dụng và nhà bếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ vài chục triệu đô 1 năm. Xét riêng về gỗ cao su thì kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 – 1,8 tỷ USD/năm trong đó cũng chủ yếu là:

So với các mặt hàng từ gỗ tự nhiên, gỗ cao su có giá thấp hơn rất nhiều. Với các lợi thế về màu sắc và giá cả, các sản phẩm làm bằng gỗ cao su hiện đang được tiêu thụ rộng rãi. Hiện chưa có thông tin chính xác về chủng loại mặt hàng cụ thể, số lượng, xu hướng và thị hiếu tiêu dùng và các kênh tiêu thụ khác nhau của sản phẩm được làm từ gỗ cao su tại thị trường nội địa.

4.2 Thực trạng của ngành

Nói về thực trạng nguồn cung gỗ cao su từ năm 1990 tới năm 2017, trung bình mỗi năm diện tích trồng cao su của Việt Nam mở rộng thêm 27.700 ha. Một năm lượng cung gỗ nguyên liệu cao su ra thị trường của cả nước đạt khoảng 4,5 – 5 triệu m3, tổng diện tích cao su trong nước là 970.000 ha, tương đương 1 năm thanh lý trung bình khoảng 25.000 ha. Cây cao su sau khi trồng lấy mủ với độ tuổi từ 25-27 năm có thể đưa vào khai thác gỗ. Đông Nam Bộ là vùng có diện tích lớn nhất, chiếm 57% trong tổng diện tích cao su của cả nước năm 2017.

Cây cao su ở Việt Nam được trồng chủ yếu trên đất nông nghiệp, diện tích cao su đất lâm nghiệp chỉ mới xuất hiện vào những năm 2000, khi giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới tăng cao Chính phủ cho phép chuyển đổi một số diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây cao su. Diện tích cao su hiện nay nằm chủ yếu thuộc các Doanh nghiệp nhà nước – Tập đoàn cao su và một số doanh nghiệp cao su do tỉnh quản lý (cao su đại điền).

 

Giai đoạn từ năm 2018 – 2023, diện tích gỗ thanh lý sẽ giảm khoảng 50% sau đó tăng mạnh trở lại vì đa phần lượng gỗ thanh lý nằm ở đại điền, nên theo kế hoạch của Tập đoàn cao su và tổng hợp các tỉnh, lượng bù đắp từ tiểu điền sẽ tăng mạnh mẽ sau giai đoạn này vì diện tích gỗ tiểu điền đã vượt diện tích đại điền. Cộng thêm việc đóng cửa rừng tự nhiên của Trung Quốc vào năm 2017, cùng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang căng thẳng đã đẩy giá gỗ cao su tăng 40% trong hơn 2 năm qua. Các DN chế biến gỗ của Việt Nam mặc dù rất cần nguồn cung gỗ nguyên liệu này nhưng không thể cạnh tranh với các DN Trung Quốc, đặc biệt tại vùng Tây Nguyên. Các DN của Việt Nam thua trên sân nhà ít nhất trên 2 phương diện: Kém trong việc tổ chức hệ thống thu mua và không thể cạnh tranh về giá.

Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA)

Giá gỗ cao su tăng liên tục, không có điểm dừng khiến cho các doanh nghiệp chế biến gỗ ngán ngẩm. Nhiều doanh nghiệp không dám nhận các đơn đặt hàng khi khách yêu cầu sản phẩm sản xuất bằng gỗ cao su. Giá phôi gỗ cao su trên thị trường hiện nay dao động từ 8,5-8,7 triệu đồng/m3, tăng hơn so với cuối năm 2016 khoảng 1 triệu đồng/m3.

Khi giá phôi gỗ cao su cao, có những doanh nghiệp bỏ luôn việc chế biến mà chỉ sơ chế thành phôi, sau đó sấy khô bán. Chủ một doanh nghiệp khá lớn chuyên làm hàng xuất khẩu ở phường Tân Hòa cho biết từ tháng 4 đến nay, công ty ông từ chối sản xuất mặt hàng bằng gỗ cao su, bởi nguồn gỗ nguyên liệu này khá cao, tính ra lãi rất ít. Sau khi mua được gỗ, công ty chỉ xẻ phôi rồi sấy bán, tính ra lợi nhuận bán phôi cao hơn nhiều so với sản xuất ra thành phẩm và ít bị rủi ro.

Việc giá gỗ cao su tăng mạnh đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh đồ gỗ của Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với một số nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia.

 

LƯU Ý: Bài viết là những quan điểm và góc nhìn riêng của VOT partners. Mục tiêu tối thượng của chúng tôi là thay đổi tư duy sai lầm về đầu tư và trên hết là tạo cho nhà đầu tư những ý thức để ra quyết định độc lập dựa trên sự suy ngẫm sâu sắc. Bài viết không hàm ý khuyến nghị cụ thể nhà đầu tư nên mua hoặc bán, chúng tôi không chịu trách nhiệm với bất cứ thiệt hại nào từ việc suy nghĩ sai và sử dụng sai mục đích của bài viết này.

Đăng ký nhận thông tin mới nhất



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất: