fbpx

Jerry Tsai: 10 trận hay và 1 trận tệ

“Đừng để thời gian trôi qua thật lãng phí, hãy đọc và suy ngẫm để tạo ra giá trị bền vững trong tương lai” VOT PARTNERS

Năm 1952, ở tuổi 24, Jerry Tsai được giới thiệu với Edward Johnson, người điều hành Fidelity Funds. Vào năm 1957, trước sinh nhật 30 tuổi của ông, Tsai bắt đầu điều hành Fidelity Capital Fund. Jerry Tsai chính là gã đó, ngôi sao quản lý tiền bạc đầu tiên. Không một giám đốc quỹ nào trên hành tinh này chưa xem qua những gì ông ấy làm.

Ông giao dịch lô lớn, liên tục, tốc độ. Nếu cổ phiếu tăng nhanh hơn thị trường, ông mua vào. Khi nó giảm xuống, ông chuyển qua thứ khác. Một nhà đầu tư đánh nhanh khác, Fred Carr, mô tả phong cách giao dịch này “Chúng tôi không yêu thứ gì cả. Mỗi buổi sáng mọi thứ đều được bán – mọi cổ phiếu trong danh mục, và cả bộ vest lẫn cà-vạt của tôi”. Edward Johnson mô tả phong cách của Tsai “Chứng kiến những phản ứng của ông là nhìn thấy một vẻ đẹp….Sự duyên dáng, thời điểm đúng lúc – thật huy hoàng!” Tốc độ thay thế trong danh mục đầu tư hằng năm của ông thường vượt mức 100%, có nghĩa là cứ nắm vào một cổ phiếu thì có một cổ phiếu được bán ra.

Việc căn thời điểm, uyển chuyển, và quan trọng nhất, lợi nhuận, của Tsai thu hút người đổ tới Capital Fund chưa từng thấy. Số cổ đông tăng tư 6.200 vào tháng 5 năm 1960 lên 36.000 vào tháng 5 năm 1961.

Tsai xây dựng được một hồ sơ năng lực khó tin với Fidelity. Từ 1958 tới 1965, ông có lợi nhuận 296%, so với mức tăng 166% trung bình của quỹ cổ phần riêng bảo thủ (conservative equity fund). Nhưng Fidelity là một công ty sở hữu gia đình, và bất chấp thành công của Tsai, và việc được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc điều hành vào năm 1963, ông hoàn toàn ý thức là Ned Johnson sẽ thừa kế cha mình. Nên vào năm 1965, Tsai bán các cổ phiếu của ông lại cho công ty để đổi lấy 2,2 triệu đô la và rời Boston tới New York để khởi động sự nghiệp riêng của ông, ra mắt Manhattan Fund.

Được ca ngợi là một người hùng, thậm chí từ cả những đối thủ cạnh tranh, Tsai được công nhận là một nhà quản lý quỹ hàng đầu ở đó, và ông đã mang tới một cái tên hay ho cho ngành này. Điều những nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh của ông, và chính Tsai nhìn nhận là kỹ năng và thiên tài thực ra chỉ là vận may.

Manhattan Fund của Tsai đầu tiên định chào bán 2,5 triệu cổ phần ra công chúng, nhưng khát khao của giới đầu tư đối với tay giao dịch cường độ cao độc đáo này lớn hơn 10 lần so với Tsai dự kiến. Họ phát hành 27 triệu cổ phần và huy động được số vốn 247 triệu đô la, lúc đó là khoản chào bán lớn nhất lịch sử với một công ty đầu tư. Số tiền khác thường đó chiếm gần 15% tổng dòng tiền mặt vào các quỹ cổ phần riêng trong năm đó. Giới đầu tư thậm chí sẵn sàng từ bỏ 8,5% hoa hồng để được tiếp cận nhà quản lý tiền bạc nổi tiếng nhất của thời bấy giờ.

Nói về Jerry Tsai là một thời thượng, và Manhattan Fund là một đề tài bất tận của các cuộc đối thoại. Ông hiện diện với cái tôi áp đảo ở Phố Wall. Thật khó mà theo dõi được những động thái nhanh như chớp của Tsai và ông thực sự nắm giữ những cổ phiếu nào, nhưng điều đó không ngăn cản người ta đưa ra giả định. Người ta không chỉ lưu ý sát sao, họ vừa cổ vũ Tsai lẫn chờ đợi ông kẹt trong một giao dịch nào sẽ đưa ông vào vòng xoáy suy sụp.

Trong những năm đánh nhanh của Tsai, các cổ phiếu tăng giá cao với mộ động năng tích cực là chuyện phổ biến. Polaroid, Xerox, IBM đều giao dịch với tỷ suất giá trên thu nhập (P/E) là hơn 50 lần. Những cổ phiếu đắt đỏ này được hỗ trợ bởi tỷ lệ tăng trưởng cao bùng nổ. Từ năm 1964 tới năm 1968, IBM, Polaroid, và Xerox tăng thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) của họ ở mức 88%, 22% và 171% tương ứng. Nhưng công ty khác như University Computing, Mohawk Data, và Fairchild Camera được giao dịch cao gấp vài trăm lần so với lợi nhuận 12 tháng trước đó của họ. Ba công ty sau và nhiều công ty khác giống họ sau đó mất hơn 80% giá trị trong giai đoạn thị trường suy giảm 1969-1970.

Manhattan Fund đã tăng gần 40% vào năm 1967, hơn gấp đôi so với chỉ số Dow. Nhưng vào năm 1968, ông thua lỗ 7% và xếp hạng 299 trong 305 quỹ được Arthur Lipper theo dõi.

Khi thị trường sụp đổ, những người chịu trách nhiệm hoàn toàn không được chuẩn bị. Tới năm 1968, một nửa những người mô giới ở Phố Wall mới bước vào ngành này từ năm 1962 và chẳng nhìn thấy gì khác ngoài một thị trường tăng điểm. Và khi cổ phiếu quay đầu, những chứng khoán đã tăng giá nhanh nhất cũng giảm giá nhanh nhất. Lấy ví dụ, Nation Student Marketing, mà Tsai đã mua 122.000 cổ phần với giá 5 triệu đô la, sụp đổ từ 143 đô la vào tháng 12 năm 1969 còn 3,5 đô la vào tháng 7 năm 1970. Từ tháng 9 tới tháng 11 năm 1929, 30 tỷ đô la giá trị chứng khoán biến mất; trong cuộc sụp đổ 1969-1970, tổn thất là 300 tỷ đô la.

Những tay súng lớn của những năm 1960 chỉ nghĩ tới lợi nhuận và không quan tâm mấy đến rủi ro. Thái độ vô tư lự này là kết quả của thị trường mà họ đã tham gia. Từ năm 1950 tới cuối năm 1965, chỉ số Dow ở trong biên độ 5% cao nhất của nó trong 66% quãng thời gian, và trong biên độ 10% cao nhất của nó trong 87% thời gian. Gần như không hề có biến động. Từ 1950 tới 1965, giai đoạn thị trường giảm duy nhất là “Cú trượt Kennedy”, làm giảm chỉ số S&P 500 27%, và hồi phục trong chỉ hơn một năm sau đó.

Tsai đang chơi một trò chơi không thể thắng mãi. Ông là người đầu tiên trong dòng máu mới, các giao dịch viên đã từ bỏ phong cách chậm rãi và chắc chắn để đuổi theo lợi nhuận ngay lập tức. Được Tsai dẫn dắt, Manhattan Fund là tiên phong trong chiến lược điều chỉnh vi mô này – và những quỹ học theo xếp hàng bắt chước mọi động thái của họ. Theo Loweinstein “Người ta nói rằng lời thì thầm về việc Tsai tham gia vào một chứng khoán nào đó có thể gây ra một vụ giẫm đạp nho nhỏ”

Tsai thấy rõ những khó khăn sắp tới, và vào tháng 8 năm 1968, ông bán Tsai Management and Research cho C.N.A Financial Corporation, một công ty bảo hiểm, đổi lấy số cổ phiếu trị giá khoảng 30 triệu đô la. Nhìn lại trải nghiệm của mình, Tsai không thích cách mà ông bị đối xử.

“1967 là một năm rất tốt với Manhattan Fund; chúng tôi tăng trưởng 58%. Tôi nghĩ trong các quỹ lớn, chúng tôi là tốt nhất. Nên tôi hẳn cảm thấy rất tốt lành vào năm đó. Chứ không phải năm sau. Năm sau rớt mạnh. Các cổ phiếu đã tăng rất tốt vào năm 1967 không tăng tốt vào năm 1968. Hoặc là tôi đã ở lại quá lâu, hoặc tôi đã mua lầm cổ phiếu. Nhưng tôi nghĩ là báo chí rất tàn nhẫn, vì Fidelity Capital bắt đầu vào năm 1958, nên bạn có thể nói từ 1958 tới 1967, chúng tôi luôn dẫn đầu. Chúng tôi có một năm tệ, vào năm 1968, và tôi bị giết chết luôn trên báo chí kể từ đó. Giống như một cầu thủ bóng chày, đúng không? Nếu bạn có 10 trận hay và 1 trần tệ bạn xong đời. Tôi không nghĩ điều đó là công bằng”

Tsai đã có “10 trận hay”, nhưng trò chơi mà ông đang chơi giống như trò Bowling với những dốc hãm và rãnh hai bên. Ông đã ném bóng mạnh hết mức có thể, và nó hiệu quả. Nhưng khi lấy đi những dốc hãm, vào năm 1968, những nhà đầu tư của ông đã học được một bài học khó khăn và quan trọng. Manhattan Fund mất 90% tài sản của nó trong vài năm tiếp theo; tới năm 1974, nó có thành tích 8 năm tồi tệ trong lịch sử quỹ tương hỗ tính tới ngày nay. Một thị trường đang lên nâng mọi con tàu lên, và những nhà đầu tư của Tsai đã học được một bài học rất quan trọng: Đừng nhầm lẫn trí khôn với một thị trường tăng trưởng!

Trích trong cuốn “Big Mistakes” của Michael Batnick

Đăng ký nhận thông tin mới nhất



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất: