fbpx

Đầu tư vào tài sản của Doanh nghiệp, đừng hiểu lầm!

IV. Những tư duy sai lầm khác

Quá trình định giá tài sản để quyết toán cổ phần hóa đang là nút thắt và là bước rất quan trọng đối với các DN nhà nước. Một trong những tài sản phổ biến và có giá trị nhất đối với các DN là bất động sản, một số DN sở hữu những miếng đất “vàng” tại các vị trí rất đẹp và có giá trị cao dẫn tới việc định giá khi IPO và niêm yết trên sàn chứng khoán với giá rất cao sau đó vốn hóa DN không ngừng giảm theo HĐKD chính bết bát. Nhà đầu tư cho rằng vốn hóa thị trường đang thấp hơn cả giá trị của miếng đất mà DN sở hữu nhưng trên thực tế cần những chất xúc tác để hiện thực hóa tài sản đó. Quá trình “đảo ngược giá trị” hoàn toàn có thể xảy ra khi HĐKD chính thua lỗ phải thanh lý đất khi kẹt thanh khoản hay những khoản lương, thưởng rất cao cho ban lãnh đạo thì cổ đông cũng sẽ không nhận được giá trị từ miếng đất đó. Như đã đề cập, việc một tài sản hoàn toàn không tạo ra dòng tiền nào không thể được gọi là đầu tư và rất nhiều nhà đầu tư tư duy rằng giá đất không ngừng tăng kéo theo giá cổ phần cũng sẽ “tăng không ngừng” đã phải chịu nhiều mất mát.

Trường hợp khi giá trị công ty thấp hơn giá trị tài sản ròng nhưng lỗ lũy kế dẫn tới sắp phải thanh lý công ty cũng được xem là một cơ hội mua tài sản 1 đồng với giá 50 cents. Để cân nhắc nhà đầu tư cần rất hiểu và biết rõ giá trị những tài sản của DN này. Nhà đầu tư có thể đánh giá quá giá trị thanh lý của công ty, sự thật là những mô hình kinh doanh đang chết đi có thể ẩn chứa những sự thật “bất ngờ”. Điều kiện cần là ban lãnh đạo cũng cần nắm giữ cổ phiếu của Công ty với các bên đối trọng, điều kiện đủ là tài sản phải nhanh chóng được thanh lý với sự sụt giảm về giá trị không quá nhiều.

V. Kết luận

Tóm lại, theo một quy trình đầu tư chuẩn các nhân tố cân nhắc theo thứ tự sẽ là mô hình kinh doanh – con người vận hành – giá cả DN. Đây chính là lý do rất nhiều nhà đầu tư mắc sai lầm khi tính toán quá nhiều con số để tìm ra giá cả DN mà quên đi các nhân tố định tính quan trọng khác. Một trong những lợi thế cạnh tranh của các DN thông thường có thể là thương hiệu (tăng trưởng theo thời gian) nhưng đối với các DN ngành tiện ích vốn xếp vào dạng “độc quyền nhóm”, đầu ra được đảm bảo cao, vẫn còn giữ cơ chế bù giá chéo và tính minh bạch, tính thị trường chưa cao thì có lẽ việc “kiểm soát chi phí” của các DN vẫn là nhân tố đáng chú ý nhất. Hiểu mô hình kinh doanh với những đặc thù riêng (Know what you own) cùng phương pháp đầu tư phù hợp sẽ giúp nhà đầu tư có thêm niềm tin và trực tiếp tránh được những mất mát không đáng có từ việc hiểu biết không đầy đủ.

Đăng ký nhận thông tin mới nhất



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất: